TPBank đứng đầu bảng xếp hạng ngân hàng mạnh tại Việt Nam

TPBank đạt 6,05 điểm, được đánh giá cao về tiền gửi, thanh khoản, an toàn vốn…, dẫn đầu bảng xếp hạng ngân hàng mạnh tại Việt Nam của The Asian Banker.

Ngày 2/11, The Asian Banker công bố “Bảng xếp hạng 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2023”. Các đơn vị được chấm điểm dựa trên 6 tiêu chí cùng 14 yếu tố về quy mô tài sản, tốc độ tăng trưởng, quản trị rủi ro, lợi nhuận, chất lượng tài sản và tính thanh khoản. Việc đánh giá thực hiện từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm khi có kết quả tài chính của ngân hàng. Dẫn đầu bảng xếp hạng năm nay là một ngân hàng của Hong Kong.

Ở nhóm ngân hàng Việt, đứng đầu là TP Bank với thứ hạng trên bảng khu vực 165/500. Nhà băng đạt điểm cao về các điểm thành phần về cơ cấu nợ, cơ cấu tiền gửi, tỷ lệ cấp dư nợ tín dụng trên tổng tiền gửi, hệ số CAR… với tổng 6,05. Năm ngoái, ngân hàng này cũng dẫn đầu nhóm Việt với vị trí toàn bảng 61/500.

Top 2 và 3 trong bảng xếp hạng ngân hàng mạnh tại Việt Nam 2023 gồm Vietcombank với 5,9 điểm (190/500) và MB với 5,68 điểm (221/500).

polyad
Trụ sở ngân hàng. Ảnh: TPBank

Trên website, The Asian Banker đánh giá TPBank chủ động thực hiện các quy định Basel III. Năm 2022, dù đã đạt chuẩn Basel III trước đó, nhà băng vẫn tiếp tục gia tăng năng lực quản trị rủi ro với phương pháp nâng cao theo Basel III.

Đơn vị này đánh giá, năm qua, nhà băng duy trì vị thế thanh khoản mạnh mẽ, với tài sản lưu động chiếm 49% tổng tiền gửi và vay, vượt mức trung bình 27,8% của tất cả các ngân hàng Việt Nam trong bảng xếp hạng. Ngân hàng đã được mức lợi nhuận cao , với lợi nhuận ròng tăng 30%. Lợi nhuận trên tài sản (ROA) đạt 2%, trong khi lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là 22%. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 0,8% vào năm 2022, vượt xa mức trung bình toàn ngành là 1,5%. (gửi nguồn 2 cụm thông tin này)

Trong 9 tháng đầu năm, TPBank đảm bảo các chỉ số trong giới hạn Ngân hàng Nhà nước cho phép, dù bị ảnh hưởng bởi những khó khăn của phân khúc tài chính tiêu dùng.

Đại diện nhà băng cho biết, nhờ những giải pháp thiết thực cho thị trường, đơn vị nhận nhiều sự ủng hộ từ người dùng. Điều này thể hiện qua số liệu tăng trưởng tiền gửi, cùng với tỷ lệ CASA cải thiện đáng kể. Trong khi đó, tăng trưởng cho vay khách hàng gần 12%

Đơn vị cũng tập trung tăng trưởng thu nhập dịch vụ 15% so với cùng kỳ và thu nhập ngoại hối tăng 32%, thay thế cho sự chững lại của thu nhập lãi thuần. Thời gian qua, ngân hàng liên tục cập nhật chính sách lãi suất ưu đãi, giảm phí hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân vượt qua giai đoạn khó khăn. Đơn vị cam kết giảm lãi vay ước tính gần 1.400 tỷ đồng, cùng 76 tỷ đồng các loại phí cho khách hàng trong năm nay. Điều này tác động đến lợi nhuận thu về, ghi nhận ở mức gần 5.000 tỷ đồng sau 9 tháng.

Kết thúc ba quý đầu năm, tổng tài sản TPBank tăng 5% so với cuối năm trước, đạt trên 344.400 tỷ đồng. Đầu năm nay, thương hiệu này tăng vốn điều lệ lên hơn 22.000 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 39,19%.

Minh Tú

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận