Profile của madam Nguyễn Thị Nga, nữ tướng SeABank, người đứng sau toà tháp tài chính 108 tầng
Ngày đăng 29/10/2023 21:15
Profile của madam Nguyễn Thị Nga, nữ tướng SeABank, người đứng sau toà tháp tài chính 108 tầng
Madam Nguyễn Thị Nga là người đứng sau Tập đoàn liên quan toà tháp tài chính 108 tầng cao nhất Việt Nam sẽ được khởi công vào ngày 10/11. Tài chính Ngân hàngProfile của madam Nguyễn Thị Nga, nữ tướng SeABank, người đứng sau toà tháp tài chính 108 tầngDương Lam • {Ngày xuất bản}Madam Nguyễn Thị Nga là người đứng sau Tập đoàn liên quan toà tháp tài chính 108 tầng cao nhất Việt Nam sẽ được khởi công vào ngày 10/11.
Toà tháp tài chính 108 tầng cao nhất Việt Nam |
Theo Cổng thông tin điện tử TP Hà Nội cho biết, Tòa tháp trung tâm tài chính cao 108 tầng thuộc Dự án xây dựng Thành phố thông minh phía bắc sẽ được khởi công vào ngày 10/11, với chiều cao lên đến 108 tầng, thuộc địa phận các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc, Kim Nỗ, huyện Đông Anh. Khi hoàn thành đây sẽ là tòa tháp cao nhất Việt Nam.
Dự án có quy mô 272ha với tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD do Tập đoàn Sumitomo đến từ Nhật Bản kết hợp cùng Tập đoàn BRG triển khai. Theo thông tin được công bố, chủ đầu tư dự án kỷ lục này sẽ là Tập đoàn BRG, doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực từ sân golf tới tài chính – ngân hàng, bán lẻ… do nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nga giữ vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Sinh ngày 17/8/1955 tại Hà Nội, Bà Nguyễn Thị Nga tốt nghiệp bằng Cử nhân Kinh tế tại Đại học Kinh tế Quốc dân. Bà Nga đã từng học nhiều lớp kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc, đồng thời là người Việt Nam đầu tiên được mời học ở George Town (Mỹ) do quỹ tài trợ của bà Hillary Clinton, phu nhân cựu tổng thống Bill Clinton, dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế.
Năm 1993, bà Nguyễn Thị Nga thành lập BRG. Khởi tạo với ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu. Sau 3 thập kỷ, Tập đoàn BRG trở thành một công ty đầu tư và hoạt động tập trung chủ yếu các lĩnh vực: Tài chính – Ngân hàng và sân Golf, bất động sản, khách sạn – nghỉ dưỡng…
“Nữ tướng U70” đã chi hàng triệu đô để thâu tóm khách sạn nghỉ dưỡng hạng sang như: khách sạn Hilton Hanoi Opera, Hilton Garden Inn Hanoi (Trần Hưng Đạo), khách sạn Sông Nhuệ (Hà Đông). Năm 2016, bà Nga mua lại khách sạn Sedona Suites Hanoi (nay là Diamond Westlake Suit) từ Tập đoàn Keppel Land Ltđ của Singapore với giá 31,5 triệu USD.
Không chỉ biết đến là Chủ tịch Tập đoàn BRG, Madame Nguyễn Thị Nga còn được biết đến là nguyên Chủ tịch HĐQT SeABank (Mã: SSB). Bà cũng là người quan trọng trong quá trình đổi thay và phát triển của ngân hàng trong suốt hơn 15 năm kể từ ngày bà tham gia quản trị. Liên tiếp những sự kiện làm thay đổi cả về chất và lượng của ngân hàng SeABank dưới thời bà Nga.
Madame Nguyễn Thị Nga được vinh danh Woman of Impact Awards tại Philippines |
Ngoài ra, bà Nga từng lọt Top 50 người phụ nữ quyền lực nhất Châu Á vào năm 2019 theo bình chọn của Forbes và thường được gọi với cái tên Madame Nga. Dù sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng bà lại là một người khá kín tiếng.
Tháng 3/2020, trong khuôn khổ Hội nghị Doanh nhân Nữ 2020 diễn ra tại Philippines, Madame Nguyễn Thị Nga đã nhận giải thưởng Nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn khu vực ASEAN (Women of Impact Award), bà cũng là doanh nhân nữ đầu tiên của Việt Nam được vinh danh tại giải thưởng danh giá này.
Bài viết liên quan

Dự kiến khu vực tư nhân đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam
15/04/2025

Kết thúc quý I, TPBank thu về hơn 2.100 tỉ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025. Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm TPBank báo lãi ấn tượng quý đầu năm. Ảnh: TPBank Theo kết quả kinh doanh quý I/2025, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 2.100 tỉ đồng. Đây không chỉ là một khởi đầu tích cực, mà còn là tín hiệu cho thấy TPBank đang đi đúng hướng trong chiến lược tăng trưởng bền vững khi lợi nhuận tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tiếp tục duy trì ở mức cao 17,5%, phản ánh hiệu quả kinh doanh tốt và bền vững của TPBank. Cơ cấu nguồn thu chuyển dịch rõ nét Theo thông tin từ TPBank, tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý I đạt gần 4.500 tỉ đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 3.380 tỉ đồng. Thu nhập thuần từ dịch vụ tiếp tục là điểm sáng khi đạt 910 tỉ đồng, tăng 27% so với quý I/2024, đẩy tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động lên trên 20%, so với mức 15% cùng kỳ năm trước. Điều này minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của TPBank đang phát huy hiệu quả. Ngân hàng chủ động mở rộng các dịch vụ phi tín dụng như ngân hàng số, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử, quản lý tài chính cá nhân,… nhằm đa dạng hóa nguồn thu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính bền vững trong kinh doanh. Song song quá trình mở rộng dịch vụ, TPBank không ngừng gia tăng hàm lượng công nghệ trong mọi sản phẩm tài chính, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và gia tăng mức độ trung thành của khách hàng. Năm 2024, ngân hàng đã có thêm hàng triệu khách hàng mới. Nhờ cơ sở khách hàng lớn mà TPBank có được nguồn vốn CASA trên 20%, giúp giảm thấp chi phí vốn và tăng hiệu quả kinh doanh. Vừa qua, TPBank tiếp tục được Decision Lab bình chọn là một trong 7 ngân hàng tốt nhất Việt Nam, nhờ uy tín thương hiệu và tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ. Huy động và tín dụng tăng trưởng khả quan Tổng huy động vốn quý I đạt 337.800 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dư nợ thị trường một đạt hơn 271.500 tỉ đồng, tăng mạnh 28% so với quý I/2024. Riêng cho vay khách hàng đạt hơn 263.100 tỉ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quý I đạt 3,75%, cao hơn mức trung bình ngành (2,5%; tính đến ngày 25/3). Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành ngân hàng mới bắt đầu phục hồi tín dụng. Đại diện TPBank cho biết, bên cạnh mảng cho vay cá nhân, ngân hàng tập trung vào các ngành trọng yếu, ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN. Dư nợ tín dụng năm 2025 được kỳ vọng tăng khoảng 20%-25%, phù hợp với hạn mức được NHNN cho phép. Bên cạnh đó, TPBank liên tục ra mắt các sản phẩm tài chính số đi đầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Với nỗ lực của mình, TPBank vinh dự được The Asian Banker trao Giải thưởng “Best Corporate Banking and Payment Initiative in Vietnam” – Ứng dụng ngân hàng số và giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp; đồng thời lọt Top 5 đơn vị dẫn đầu với các giải pháp công nghệ tài chính dành cho doanh nghiệp, nổi bật nhờ khả năng thiết kế các giải pháp đặc thù, chuyên biệt theo ngành. Kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I là bước chạy đà tự tin để hướng tới mục tiêu khá thách thức mà TPBank đặt ra cho cả năm 2025, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều biến động khó lường.
15/04/2025

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm
15/04/2025

Tập đoàn CMC lên tiếng sau vụ tấn công mã độc ransomware Hà Lam • 15/04/2025 – 13:20
15/04/2025

Trả lời