Công ty con thuộc Vingroup báo lãi kỷ lục quý II, lợi nhuận lũy kế gần 1.200 tỷ
Minh Hằng 09:11 | 23/07/2023 Doanh Nhân Việt Nam trên

Nhờ hoạt động đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và gửi tiền ngân hàng nên VEFAC – thành viên của Tập đoàn Vingroup vượt 14% kế hoạch lợi nhuận năm sau 6 tháng.
Báo cáo tài chính quý II/2023 của CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC – Mã: VEF) cho thấy doanh thu thuần đạt 247 triệu đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn toàn đến từ hoạt động cho thuê, không ghi nhận doanh thu từ cung cấp dịch vụ tổ chức triển lãm hội chợ.
Kinh doanh dưới giá vốn nên công ty con của Vingroup lỗ gộp 4 tỷ, cùng kỹ lỗ gộp hơn 3 tỷ. Tuy nhiên trong kỳ doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 164 tỷ đồng từ hoạt động đầu tư trái phiếu, lãi tiền gửi tiền cho vay. Tính đến cuối quý II, lượng tiền gửi ngân hàng và khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp lên tới 1.741 tỷ, chiếm gần 1/5 tổng tài sản.
Kết quả, công ty vẫn báo lãi sau thuế gần 125 tỷ đồng, tăng 95% so với quý II/2022 và cao nhất kể từ khi giao dịch trên sàn UPCoM.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty đạt 2,6 tỷ đồng doanh thu, gấp 5 lần so với cùng kỳ. Nhờ nguồn thu từ hoạt động tài chính 296 tỷ nên VEFAC báo lãi ròng 228 tỷ đồng, tăng 57%. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến cuối quý II/2023 tăng lên mức gần 1.200 tỷ.
Năm 2023, VEFAC dự kiến tiếp tục triển khai đồng thời các dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và dự án Khu đô thị mới Đông Anh tại huyện Đông Anh, Hà Nội (Vinhomes Cổ Loa); dự án Tổ hợp Trung tâm Thương mại Dịch vụ tại 148 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội và dự án Khu Chức năng Đô thị Nam Đại lộ Thăng Long tại Mễ Trì, Hà Nội, trong khi các hoạt động hội chợ triển lãm vẫn tạm thời được tổ chức thuê tại địa điểm khác.
VEFAC cũng dự kiến tổ chức 2 hội chợ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ dự kiến đạt 10 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp kỳ vọng 200 tỷ đồng.
Như vậy sau 6 tháng, công ty đã vượt 14% kế hoạch lợi nhuận sau thuế nhưng còn cách rất xa mục tiêu doanh thu năm.

Tính đến cuối tháng 6/2023, tổng tài sản của VEFAC gần 8.962 tỷ đồng, chiếm 47% là khoản phải thu về cho vay ngắn và dài hạn cho các đối tác doanh nghiệp với lãi suất vat 11%/năm và có đảm bảo bằng tài sản.
Hàng tồn kho ở mức gần 1.100 tỷ đồng, đây là các khoản chi phí liên quan đến việc đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Xuân Canh, Đông Hội, Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Song song với khoản đầu tư trái phiếu và gửi tiền ngân hàng, VEFAC đi vay tổng cộng 1.032 tỷ đồng tại ngày 30/6 từ Ngân hàng Techombank vơi kỳ hạn tối đa 24 tháng, lãi suất 8,6% cho năm đầu tiên.
Cuối quý, vốn chủ sở hữu của công ty là 1.666 tỷ đồng, với 83,3% là vốn góp của Tập đoàn Vingroup, số còn lại thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cùng các cổ đông khác.
Theo kế hoạch năm nay, VEFAC dự kiến chào bán gần 853 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nếu thành công, vốn điều lệ của doanh nghiệp sẽ tăng gấp 6 lần, lên mức 10.196 tỷ đồng.
Trước đó, trong các năm 2021 và 2022, VEFAC đã nhiều lần muốn phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ nhưng chưa thể thực hiện được.
Bài viết liên quan

Dự kiến khu vực tư nhân đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam
15/04/2025

Kết thúc quý I, TPBank thu về hơn 2.100 tỉ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025. Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm TPBank báo lãi ấn tượng quý đầu năm. Ảnh: TPBank Theo kết quả kinh doanh quý I/2025, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 2.100 tỉ đồng. Đây không chỉ là một khởi đầu tích cực, mà còn là tín hiệu cho thấy TPBank đang đi đúng hướng trong chiến lược tăng trưởng bền vững khi lợi nhuận tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tiếp tục duy trì ở mức cao 17,5%, phản ánh hiệu quả kinh doanh tốt và bền vững của TPBank. Cơ cấu nguồn thu chuyển dịch rõ nét Theo thông tin từ TPBank, tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý I đạt gần 4.500 tỉ đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 3.380 tỉ đồng. Thu nhập thuần từ dịch vụ tiếp tục là điểm sáng khi đạt 910 tỉ đồng, tăng 27% so với quý I/2024, đẩy tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động lên trên 20%, so với mức 15% cùng kỳ năm trước. Điều này minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của TPBank đang phát huy hiệu quả. Ngân hàng chủ động mở rộng các dịch vụ phi tín dụng như ngân hàng số, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử, quản lý tài chính cá nhân,… nhằm đa dạng hóa nguồn thu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính bền vững trong kinh doanh. Song song quá trình mở rộng dịch vụ, TPBank không ngừng gia tăng hàm lượng công nghệ trong mọi sản phẩm tài chính, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và gia tăng mức độ trung thành của khách hàng. Năm 2024, ngân hàng đã có thêm hàng triệu khách hàng mới. Nhờ cơ sở khách hàng lớn mà TPBank có được nguồn vốn CASA trên 20%, giúp giảm thấp chi phí vốn và tăng hiệu quả kinh doanh. Vừa qua, TPBank tiếp tục được Decision Lab bình chọn là một trong 7 ngân hàng tốt nhất Việt Nam, nhờ uy tín thương hiệu và tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ. Huy động và tín dụng tăng trưởng khả quan Tổng huy động vốn quý I đạt 337.800 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dư nợ thị trường một đạt hơn 271.500 tỉ đồng, tăng mạnh 28% so với quý I/2024. Riêng cho vay khách hàng đạt hơn 263.100 tỉ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quý I đạt 3,75%, cao hơn mức trung bình ngành (2,5%; tính đến ngày 25/3). Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành ngân hàng mới bắt đầu phục hồi tín dụng. Đại diện TPBank cho biết, bên cạnh mảng cho vay cá nhân, ngân hàng tập trung vào các ngành trọng yếu, ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN. Dư nợ tín dụng năm 2025 được kỳ vọng tăng khoảng 20%-25%, phù hợp với hạn mức được NHNN cho phép. Bên cạnh đó, TPBank liên tục ra mắt các sản phẩm tài chính số đi đầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Với nỗ lực của mình, TPBank vinh dự được The Asian Banker trao Giải thưởng “Best Corporate Banking and Payment Initiative in Vietnam” – Ứng dụng ngân hàng số và giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp; đồng thời lọt Top 5 đơn vị dẫn đầu với các giải pháp công nghệ tài chính dành cho doanh nghiệp, nổi bật nhờ khả năng thiết kế các giải pháp đặc thù, chuyên biệt theo ngành. Kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I là bước chạy đà tự tin để hướng tới mục tiêu khá thách thức mà TPBank đặt ra cho cả năm 2025, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều biến động khó lường.
15/04/2025

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm
15/04/2025

Tập đoàn CMC lên tiếng sau vụ tấn công mã độc ransomware Hà Lam • 15/04/2025 – 13:20
15/04/2025

Trả lời