Vinhomes nộp 15.000 tỷ tiền sử dụng đất cho 2 đại dự án, một tỉnh hoàn thành 135% kế hoạch thu ngân sách cả năm sau 6 tháng
18-07-2022 – 09:54 AM | Doanh nghiệp

Năm 2021 vừa qua, Vinhomes cũng là đơn vị đóng thuế nhiều nhất trong hệ sinh thái Vingroup với 12.600 tỷ đồng, vượt xa mức đóng của công ty mẹ.
- 06-07-2022 Vinhomes chuyển nhượng toàn bộ vốn tại Vinpearl Landmark 81 cho Vinpearl
- 01-06-2022 Vốn hóa Hòa Phát, VPBank, Techcombank ‘bốc hơi’ mạnh nhất tháng 5, FPT,…
- 31-05-2022 So sánh khả năng sinh lời giữa Vinhomes và Novaland của 2 tỷ phú bất động sản…
VHM: Công ty cổ phần Vinhomes
Giá hiện tại58.8Thay đổi -0.2 (-0.3%)Cập nhật lúc 15:15 Thứ 3, 19/07/2022

Xem hồ sơ doanh nghiệp TIN MỚI
- Không cạnh tranh giá thầu, biên lợi nhuận gộp Xây dựng Delta vẫn vượt Coteccons, Ricons, Newtecons
- Hé lộ 3 phương thức doanh nghiệp không thể bỏ qua khi kinh doanh online
- Shark Bình nhắn nhủ startup cung cấp giải pháp IoT cho lĩnh vực công nghiệp
Vừa qua, báo cáo của UBND tỉnh Hưng Yên tiết lộ khoản thu ngân sách Nhà nước của địa phương này trong nửa đầu năm 2022 đã vượt dự toán giao cả năm. Đây là lần đầu tiên tỉnh ghi nhận khoản thu ước đạt hơn 26.271 tỷ đồng – bằng 135% dự toán HĐND tỉnh giao cả năm, tăng 166% so với cùng kỳ năm trước (năm 2022 HĐND tỉnh giao chỉ tiêu thu ngân sách là 19.525 tỷ đồng).
Năm ngoái, số thu ngân sách của tỉnh là 17.300 tỷ đồng.
Trong đó, thu tiền sử dụng đất có sự tăng trưởng mạnh mẽ, mang tính đột phá: số tiền thu được ước đạt trên 18.400 tỷ đồng, đạt gần 256% dự toán giao cả năm.
Kết quả này chủ yếu là do một số dự án khu đô thị trên địa bàn có số nộp ngân sách khá. Nổi bật nhất là 2 dự án được triển khai bởi Vingroup.
Tỉnh cho biết nửa đầu năm 2022, dự án Dream City và Khu đô thị Đại An đã lần lượt nộp 8.403 tỷ đồng 6.374 tỷ đồng vào ngân sách. Như vậy chỉ riêng 2 dự án của Vingroup đóng gần 15.000 tỷ đồng, chiếm hơn 80% số tiền sử dụng đất tỉnh Hưng Yên thu được.
Được biết, dự án Khu đô thị Đại An có tổng diện tích quy hoạch 293,96ha với tổng mức đầu tư dự án khoảng 32.661 tỷ đồng (khoảng 1,4 tỷ USD), được Thủ tướng đồng ý chủ trương đầu tư vào cuối tháng 3 năm ngoái. Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần Vinhomes (công ty con của Vingroup), Vinhomes đóng góp 15%, phần còn lại là vốn vay và huy động các nguồn khác.
Còn dự án Vinhomes Dream City (The Empire Vinhomes Ocean Park 2) có tổng diện tích quy hoạch lên đến 486ha với tổng mức đầu tư dự án khoảng 33.000 tỷ đồng, dân số dự kiến 65.000 người, được chính thức khởi công vào tháng 8/2021. Dream City tọa lạc ngay cạnh khu đô thị Đại An và Ecopark, cách thành phố Hưng Yên 37km về phía tây Bắc, cách trung tâm Hà Nội 15 phút lái xe qua cầu Vĩnh Tuy.

Vị trí Khu đô thị Dream City nằm đối diện Đại An qua đường Vành đai 3,5. (Sơ đồ được vẽ tương đối, mang tính tham khảo). Nguồn: Vietnammoi
Đây là con số không quá bất ngờ bởi là đơn vị thường xuyên đứng top đầu về vốn hóa trên thị trường chứng khoán, Vingroup luôn được xướng tên trong danh sách các doanh nghiệp đóng góp nhiều nhất vào ngân sách Nhà nước mỗi năm.
Chúng tôi thống kê trong giai đoạn 4 năm 2018 – 2021, Vingroup đã nộp kỷ lục 101.853 tỷ đồng vào ngân sách.
Theo dữ liệu tại báo cáo tài chính của Vingroup, năm 2021, Tập đoàn và các công ty con đã nộp tổng cộng 26.213 tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước, tăng 25,2% thuế phải nộp so với năm 2020. Trong đó, Vingroup chỉ trực tiếp nộp hơn 2.200 tỷ. Phần lớn nhất thuộc về công ty con Vinhomes với 12.600 tỷ. VinFast cũng nộp khoảng 5.000 tỷ vào ngân sách Thành phố Hải Phòng.

Cụ thể, thuế thu nhập doanh nghiệp là 10.722 tỷ đồng, thuế giá trị gia tăng là 4.026 tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân là 1.548 tỷ đồng và các loại thuế khác là 8.462 tỷ đồng.
Riêng tiền sử dụng đất, thuê đất, nghĩa vụ theo hợp đồng BT tập đoàn này phải đóng là 1.455 tỷ đồng. Trước đó, năm 2019, trong tổng thuế nộp hơn 38.700 tỷ, Vingroup từng đóng tiền sử dụng đất, thuê đất, nghĩa vụ hợp đồng BT lên đến gần 18.400 tỷ – mức lớn nhất trong lịch sử. Với số tiền chỉ của riêng 2 dự án bất động sản nói trên đã đóng trong nửa đầu năm, nhiều khả năng cả năm 2022 Vingroup sẽ đóng khoản thuế này ngang ngửa, thậm chí vượt mức đỉnh 2019.
Về kết quả kinh doanh, 2021 là năm đầu tiên Vingroup báo lỗ và ghi nhận lỗ đến 7.558 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong 10 năm. Giải thích về mức lợi nhuận giảm đến 266% so với thực hiện năm 2020, Tập đoàn này cho biết do đã tài trợ 6.042 tỷ đồng cho các hoạt động phòng chống Covid-19 và các hoạt động tài trợ khác.
Thêm vào đó, tập đoàn trích lập dự phòng 4.494 tỷ đồng để thanh toán cho các khoản phí trả cho các nhà cung cấp do kết thúc hợp đồng liên quan đến quyết định ngừng sản xuất xe xăng từ cuối năm 2022 để tập trung nguồn lực cho xe điện.
Nếu không tính những khoản chi phí phát sinh ngoài kế hoạch đầu năm như kể trên, Vingroup ghi nhận lợi nhuận sau thuế 4.373 tỷ đồng trong năm 2021, tương đương 97% kế hoạch đầu năm.
Năm 2022, Vingroup đặt kế hoạch doanh thu thuần là khoảng 140.000 tỷ đồng, tăng 11,4% so với thực hiện năm 2021. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế là khoảng 6.000 tỷ đồng.
Bài viết liên quan

Dự kiến khu vực tư nhân đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam
15/04/2025

Kết thúc quý I, TPBank thu về hơn 2.100 tỉ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025. Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm TPBank báo lãi ấn tượng quý đầu năm. Ảnh: TPBank Theo kết quả kinh doanh quý I/2025, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 2.100 tỉ đồng. Đây không chỉ là một khởi đầu tích cực, mà còn là tín hiệu cho thấy TPBank đang đi đúng hướng trong chiến lược tăng trưởng bền vững khi lợi nhuận tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tiếp tục duy trì ở mức cao 17,5%, phản ánh hiệu quả kinh doanh tốt và bền vững của TPBank. Cơ cấu nguồn thu chuyển dịch rõ nét Theo thông tin từ TPBank, tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý I đạt gần 4.500 tỉ đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 3.380 tỉ đồng. Thu nhập thuần từ dịch vụ tiếp tục là điểm sáng khi đạt 910 tỉ đồng, tăng 27% so với quý I/2024, đẩy tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động lên trên 20%, so với mức 15% cùng kỳ năm trước. Điều này minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của TPBank đang phát huy hiệu quả. Ngân hàng chủ động mở rộng các dịch vụ phi tín dụng như ngân hàng số, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử, quản lý tài chính cá nhân,… nhằm đa dạng hóa nguồn thu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính bền vững trong kinh doanh. Song song quá trình mở rộng dịch vụ, TPBank không ngừng gia tăng hàm lượng công nghệ trong mọi sản phẩm tài chính, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và gia tăng mức độ trung thành của khách hàng. Năm 2024, ngân hàng đã có thêm hàng triệu khách hàng mới. Nhờ cơ sở khách hàng lớn mà TPBank có được nguồn vốn CASA trên 20%, giúp giảm thấp chi phí vốn và tăng hiệu quả kinh doanh. Vừa qua, TPBank tiếp tục được Decision Lab bình chọn là một trong 7 ngân hàng tốt nhất Việt Nam, nhờ uy tín thương hiệu và tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ. Huy động và tín dụng tăng trưởng khả quan Tổng huy động vốn quý I đạt 337.800 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dư nợ thị trường một đạt hơn 271.500 tỉ đồng, tăng mạnh 28% so với quý I/2024. Riêng cho vay khách hàng đạt hơn 263.100 tỉ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quý I đạt 3,75%, cao hơn mức trung bình ngành (2,5%; tính đến ngày 25/3). Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành ngân hàng mới bắt đầu phục hồi tín dụng. Đại diện TPBank cho biết, bên cạnh mảng cho vay cá nhân, ngân hàng tập trung vào các ngành trọng yếu, ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN. Dư nợ tín dụng năm 2025 được kỳ vọng tăng khoảng 20%-25%, phù hợp với hạn mức được NHNN cho phép. Bên cạnh đó, TPBank liên tục ra mắt các sản phẩm tài chính số đi đầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Với nỗ lực của mình, TPBank vinh dự được The Asian Banker trao Giải thưởng “Best Corporate Banking and Payment Initiative in Vietnam” – Ứng dụng ngân hàng số và giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp; đồng thời lọt Top 5 đơn vị dẫn đầu với các giải pháp công nghệ tài chính dành cho doanh nghiệp, nổi bật nhờ khả năng thiết kế các giải pháp đặc thù, chuyên biệt theo ngành. Kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I là bước chạy đà tự tin để hướng tới mục tiêu khá thách thức mà TPBank đặt ra cho cả năm 2025, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều biến động khó lường.
15/04/2025

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm
15/04/2025

Tập đoàn CMC lên tiếng sau vụ tấn công mã độc ransomware Hà Lam • 15/04/2025 – 13:20
15/04/2025

Trả lời