Vingroup và các cổ đông VinFast cam kết không chuyển nhượng cổ phần VinFast để thực hiện thương vụ sáp nhập với Black Spade
HÀ MY, 2 NGÀY TRƯỚC
Nghe đọc bài
1:33
1x
Ngày 12/5, Hội đồng quản trị Tập đoàn vingroup ban hành nghị quyết liên quan đến giao dịch sáp nhập của VinFast và Black Spade.
- Màn phô trương sự giàu có độc nhất vô nhị: Cẩu siêu xe 2 triệu USD lên căn penthouse tầng 57 đắt đỏ, nhận về cái kết chính chủ không ngờ tới
- Bị ‘vật thể lạ’ đâm thủng mái nhà, người phụ nữ bất ngờ khi phát hiện đây là thiên thạch 5 tỷ năm tuổi
- Lai lịch công ty SPAC đưa VinFast niêm yết sàn NYSE: Vốn hóa 220 triệu USD, có 169 triệu USD tiền mặt, do con trai ông vua sòng bài châu Á thành lập
- VinFast trở thành công ty chuyên sản xuất xe điện lớn thứ 3 thế giới nếu được định giá 23 tỷ USD

Theo nội dung nghị quyết này, Hội đồng quản trị phê duyệt một số nội dung liên quan đến việc Vingroup tham gia giao dịch cùng với người có liên quan trong giao dịch sáp nhập dưới hình thức de-SPAC giữa VinFast Auto Pte. Ltd, Nuevo Tech Limited và Black Spade Acquisition Cto với mục đích niêm yết cổ phần phổ thông của VinFast tại Mỹ.
Tập đoàn Vingroup và các cổ đông VinFast khác cam kết thực hiện các hành động cần thiết để hỗ trợ giao dịch và không chuyển nhượng cổ phần VinFast trong một thời hạn nhất định.
Cũng trong ngày 12/5, VinFast và Black Spade đã công bố thỏa thuận sáp nhập doanh nghiệp. Sau sáp nhập, công ty hợp nhất sẽ có giá trị doanh nghiệp khoảng 27 tỷ USD. Giá trị vốn chủ sở hữu là 23 tỷ USD, chưa bao gồm số tiền sẽ quy đổi từ 169 triệu USD tiền mặt tín thác.
Giao dịch dự kiến sẽ kết thúc trong năm 2023 sau khi nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý và cổ đông, cũng như các điều kiện hoàn tất khác theo thông lệ. Sau giao dịch, các cổ đông hiện hữu của VinFast sẽ sở hữu 99% trong công ty sau sáp nhập.
Black Spade niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE, Mỹ. Công ty được thành lập bởi Black Spade Capital hiện đang điều hành một danh mục đầu tư bao gồm nhiều khoản đầu tư xuyên biên giới.
Với việc được định giá 23 tỷ USD, VinFast sẽ trở thành công ty chuyên sản xuất xe điện lớn thứ 3 thế giới. Trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp lớn nhất là Vietcombank được định giá gần 19 tỷ USD.
Bài viết liên quan

Dự kiến khu vực tư nhân đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam
15/04/2025

Kết thúc quý I, TPBank thu về hơn 2.100 tỉ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025. Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm TPBank báo lãi ấn tượng quý đầu năm. Ảnh: TPBank Theo kết quả kinh doanh quý I/2025, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 2.100 tỉ đồng. Đây không chỉ là một khởi đầu tích cực, mà còn là tín hiệu cho thấy TPBank đang đi đúng hướng trong chiến lược tăng trưởng bền vững khi lợi nhuận tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tiếp tục duy trì ở mức cao 17,5%, phản ánh hiệu quả kinh doanh tốt và bền vững của TPBank. Cơ cấu nguồn thu chuyển dịch rõ nét Theo thông tin từ TPBank, tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý I đạt gần 4.500 tỉ đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 3.380 tỉ đồng. Thu nhập thuần từ dịch vụ tiếp tục là điểm sáng khi đạt 910 tỉ đồng, tăng 27% so với quý I/2024, đẩy tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động lên trên 20%, so với mức 15% cùng kỳ năm trước. Điều này minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của TPBank đang phát huy hiệu quả. Ngân hàng chủ động mở rộng các dịch vụ phi tín dụng như ngân hàng số, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử, quản lý tài chính cá nhân,… nhằm đa dạng hóa nguồn thu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính bền vững trong kinh doanh. Song song quá trình mở rộng dịch vụ, TPBank không ngừng gia tăng hàm lượng công nghệ trong mọi sản phẩm tài chính, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và gia tăng mức độ trung thành của khách hàng. Năm 2024, ngân hàng đã có thêm hàng triệu khách hàng mới. Nhờ cơ sở khách hàng lớn mà TPBank có được nguồn vốn CASA trên 20%, giúp giảm thấp chi phí vốn và tăng hiệu quả kinh doanh. Vừa qua, TPBank tiếp tục được Decision Lab bình chọn là một trong 7 ngân hàng tốt nhất Việt Nam, nhờ uy tín thương hiệu và tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ. Huy động và tín dụng tăng trưởng khả quan Tổng huy động vốn quý I đạt 337.800 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dư nợ thị trường một đạt hơn 271.500 tỉ đồng, tăng mạnh 28% so với quý I/2024. Riêng cho vay khách hàng đạt hơn 263.100 tỉ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quý I đạt 3,75%, cao hơn mức trung bình ngành (2,5%; tính đến ngày 25/3). Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành ngân hàng mới bắt đầu phục hồi tín dụng. Đại diện TPBank cho biết, bên cạnh mảng cho vay cá nhân, ngân hàng tập trung vào các ngành trọng yếu, ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN. Dư nợ tín dụng năm 2025 được kỳ vọng tăng khoảng 20%-25%, phù hợp với hạn mức được NHNN cho phép. Bên cạnh đó, TPBank liên tục ra mắt các sản phẩm tài chính số đi đầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Với nỗ lực của mình, TPBank vinh dự được The Asian Banker trao Giải thưởng “Best Corporate Banking and Payment Initiative in Vietnam” – Ứng dụng ngân hàng số và giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp; đồng thời lọt Top 5 đơn vị dẫn đầu với các giải pháp công nghệ tài chính dành cho doanh nghiệp, nổi bật nhờ khả năng thiết kế các giải pháp đặc thù, chuyên biệt theo ngành. Kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I là bước chạy đà tự tin để hướng tới mục tiêu khá thách thức mà TPBank đặt ra cho cả năm 2025, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều biến động khó lường.
15/04/2025

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm
15/04/2025

Tập đoàn CMC lên tiếng sau vụ tấn công mã độc ransomware Hà Lam • 15/04/2025 – 13:20
15/04/2025

Trả lời