Vingroup lãi hơn 8.700 tỷ đồng sau 9 tháng
- Quang Thắng
- Chủ nhật, 30/10/2022 23:21 (GMT+7)
Doanh thu thuần giảm 34% nhưng nhờ hoạt động bán buôn bất động sản được hạch toán vào doanh thu tài chính tăng 2,5 lần, Vingroup vẫn thu về khoản lãi trước thuế hơn 8.739 tỷ đồng.Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đâu có quý kinh doanh lãi trước thuế hơn 5.000 tỷ đồng. Ảnh: Bloomberg.

![]() |
Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng lần đâu có quý kinh doanh lãi trước thuế hơn 5.000 tỷ đồng. Ảnh: Bloomberg. |
Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III với kết quả doanh thu giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước nhưng lãi trước thuế lại tăng ròng hàng nghìn tỷ.
Cụ thể, trong ba tháng gần nhất, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã ghi nhận 28.742 tỷ đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Do biên lãi gộp quý III năm nay chỉ đạt 20%, thấp hơn nhiều so với mức gần 39% cùng kỳ năm trước, lợi nhuận gộp Vingroup thu về được trong quý vừa qua đã giảm một nửa so với cùng kỳ, đạt 5.758 tỷ.
Tuy nhiên, ở hoạt động tài chính, quý III năm nay tập đoàn này đã thu về hơn 8.937 tỷ đồng tiền lãi từ thanh lý các khoản đầu tư tài chính và chuyển nhượng công ty con (thực chất là việc bán vốn tại các công ty con sở hữu dự án bất động sản của Vinhomes). Khoản lãi đột biến này là nguyên nhân chính giúp doanh thu tài chính quý gần nhất của Vingroup đạt gần 10.000 tỷ, cao gấp 6,5 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Nhờ khoản doanh thu tài chính tăng mạnh kể trên, Vingroup đã ghi nhận 5.252 tỷ đồng lãi trước thuế trong giai đoạn tháng 7-9, bất chấp các chi phí tài chính và chi phí bán hàng tăng hàng nghìn tỷ. Đáng chú ý, đây là khoản lãi trước thuế cao nhất mà tập đoàn này từng ghi nhận được trong một quý kinh doanh.
Kết quả lãi trước thuế kể trên đã tăng 75% so với cùng kỳ. Sau khi trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, Vingroup báo lãi ròng 506 tỷ đồng, cũng tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ.tỷ đồngLỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ VINGROUP CAO KỶ LỤC TRONG QUÝIII/2022Lợi nhuận trước thuếQuý I/2020IIIIIIVQuý I/2021IIIIIIVQuý I/2022IIIII-7.5k-5k-2.5k02.5k5k7.5k
Lũy kế 9 tháng từ đầu năm, doanh nghiệp của tỷ phú Vượng ghi nhận gần 60.356 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 34%. Khoản lợi nhuận gộp ghi nhận được cũng giảm tới 95%, chỉ đạt hơn 1.244 tỷ đồng. Nguyên nhân chính đến từ kết quả kinh doanh kém tích cực trong hai quý đầu năm với mức lỗ gộp gần 4.400 tỷ.
Tương tự quý III, doanh thu tài chính (chủ yếu từ hoạt động bán buôn dự án bất động sản) đã mang về cho Vingroup gần 31.100 tỷ đồng, cao gấp 2,5 lần cùng kỳ. Đây cũng là nguyên nhân chính giúp lợi nhuận 9 tháng năm nay của Vingroup không giảm quá mạnh so với năm trước.
Nếu hợp nhất cả phần doanh thu này, trong 9 tháng đầu năm nay, Vingroup đã ghi nhận tổng cộng 88.191 tỷ đồng doanh thu thuần, chỉ thấp hơn 5% so với cùng kỳ.
Sau khi trừ các khoản chi phí phát sinh, Vingroup thu về 8.739 tỷ đồng lãi trước thuế sau 9 tháng, lãi sau thuế đạt 1.571 tỷ đồng, giảm lần lượt 10% và 9%.
Lãnh đạo Vingroup cho biết doanh thu chuyển nhượng bất động sản đã bắt đầu tăng mạnh từ quý III khi bàn giao các bất động sản thấp tầng tại dự án Vinhomes Ocean Park 2 – The Empire sớm hơn so với kế hoạch, trong khi các lĩnh vực còn lại đều ghi nhận sự hồi phục và tăng trưởng tốt.
Thời gian tới, lĩnh vực bất động sản sẽ tiếp tục bàn giao lượng lớn sản phẩm mang về doanh thu cho tập đoàn. Cùng với đó, số lượng xe bàn giao trong quý IV cũng sẽ tăng do đã bố trí được nhiều linh kiện hơn.CƠ CẤU TÀI SẢN HIỆN TẠI CỦA TẬP ĐOÀN VINGROUPTiền và tương đương tiềnTiền và tương đương tiềnHàng tồn khoHàng tồn khoTài sản dở dang dài hạnTài sản dở dang dài hạnTài sản cố địnhTài sản cố địnhKhácKhác
Tương tự, các mảng hoạt động khác như cho thuê bất động sản đầu tư (chủ yếu là doanh thu kinh doanh trung tâm thương mại), dịch vụ khách sạn, du lịch, vui chơi giải trí, y tế và giáo dục kỳ vọng sẽ tiếp tục ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tính đến cuối tháng 9, Vingroup có tổng tài sản cân đối với nguồn vốn đạt 555.571 tỷ đồng, tăng 30% so với cuối năm 2021, chủ yếu nhờ mở bán thành công các dự án bất động sản mới.
Phần lớn tài sản của Vingroup hiện nằm ở tài sản cố định với giá trị gần 114.600 tỷ đồng (chiếm 20,6% tổng tài sản); tài sản dở dang dài hạn gần 105.000 tỷ (18,9%); hàng tồn kho có giá trị 85.750 tỷ (15,4%); tiền và các khoản tương đương tiền 26.450 tỷ đồng (5%)…
Trong hoạt động huy động vốn, kể từ đầu năm đến nay, Vingroup cho biết đã huy động được 760 triệu USD từ thị trường vốn quốc tế.
Nửa đầu năm nay, Vingroup đã thu xếp được khoản trái phiếu quốc tế với mệnh giá 625 triệu USD có thể hoán đổi thành cổ phần VinFast từ nhóm nhà đầu tư tổ chức. Đến tháng 10, ADB cũng đã thu xếp gói tài chính chống biến đổi khí hậu trị giá 135 triệu USD cho VinFast.
Bài viết liên quan

Dự kiến khu vực tư nhân đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam
15/04/2025

Kết thúc quý I, TPBank thu về hơn 2.100 tỉ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025. Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm TPBank báo lãi ấn tượng quý đầu năm. Ảnh: TPBank Theo kết quả kinh doanh quý I/2025, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 2.100 tỉ đồng. Đây không chỉ là một khởi đầu tích cực, mà còn là tín hiệu cho thấy TPBank đang đi đúng hướng trong chiến lược tăng trưởng bền vững khi lợi nhuận tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tiếp tục duy trì ở mức cao 17,5%, phản ánh hiệu quả kinh doanh tốt và bền vững của TPBank. Cơ cấu nguồn thu chuyển dịch rõ nét Theo thông tin từ TPBank, tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý I đạt gần 4.500 tỉ đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 3.380 tỉ đồng. Thu nhập thuần từ dịch vụ tiếp tục là điểm sáng khi đạt 910 tỉ đồng, tăng 27% so với quý I/2024, đẩy tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động lên trên 20%, so với mức 15% cùng kỳ năm trước. Điều này minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của TPBank đang phát huy hiệu quả. Ngân hàng chủ động mở rộng các dịch vụ phi tín dụng như ngân hàng số, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử, quản lý tài chính cá nhân,… nhằm đa dạng hóa nguồn thu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính bền vững trong kinh doanh. Song song quá trình mở rộng dịch vụ, TPBank không ngừng gia tăng hàm lượng công nghệ trong mọi sản phẩm tài chính, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và gia tăng mức độ trung thành của khách hàng. Năm 2024, ngân hàng đã có thêm hàng triệu khách hàng mới. Nhờ cơ sở khách hàng lớn mà TPBank có được nguồn vốn CASA trên 20%, giúp giảm thấp chi phí vốn và tăng hiệu quả kinh doanh. Vừa qua, TPBank tiếp tục được Decision Lab bình chọn là một trong 7 ngân hàng tốt nhất Việt Nam, nhờ uy tín thương hiệu và tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ. Huy động và tín dụng tăng trưởng khả quan Tổng huy động vốn quý I đạt 337.800 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dư nợ thị trường một đạt hơn 271.500 tỉ đồng, tăng mạnh 28% so với quý I/2024. Riêng cho vay khách hàng đạt hơn 263.100 tỉ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quý I đạt 3,75%, cao hơn mức trung bình ngành (2,5%; tính đến ngày 25/3). Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành ngân hàng mới bắt đầu phục hồi tín dụng. Đại diện TPBank cho biết, bên cạnh mảng cho vay cá nhân, ngân hàng tập trung vào các ngành trọng yếu, ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN. Dư nợ tín dụng năm 2025 được kỳ vọng tăng khoảng 20%-25%, phù hợp với hạn mức được NHNN cho phép. Bên cạnh đó, TPBank liên tục ra mắt các sản phẩm tài chính số đi đầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Với nỗ lực của mình, TPBank vinh dự được The Asian Banker trao Giải thưởng “Best Corporate Banking and Payment Initiative in Vietnam” – Ứng dụng ngân hàng số và giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp; đồng thời lọt Top 5 đơn vị dẫn đầu với các giải pháp công nghệ tài chính dành cho doanh nghiệp, nổi bật nhờ khả năng thiết kế các giải pháp đặc thù, chuyên biệt theo ngành. Kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I là bước chạy đà tự tin để hướng tới mục tiêu khá thách thức mà TPBank đặt ra cho cả năm 2025, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều biến động khó lường.
15/04/2025

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm
15/04/2025

Tập đoàn CMC lên tiếng sau vụ tấn công mã độc ransomware Hà Lam • 15/04/2025 – 13:20
15/04/2025

Trả lời