Nhiều cá nhân, tập thể của Tập đoàn Công nghệ CMC được nhận bằng khen của Bộ TT&TT
Gia Bách • 16:43 17/05/2023
Tối 16/5 vừa qua tại Nhà hát lớn Hà Nội, Tập đoàn Công nghệ CMC đã tổ chức đêm nhạc The Digital Heritage Symphony nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập.
Đêm nhạc với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng cùng 30 giai điệu đặc sắc được Giám đốc âm nhạc Dương Cầm dàn dựng là lời tri ân của CMC tới toàn thể đối tác, khách hàng đồng hành trên chặng đường 30 năm.

Tới với đêm nhạc đặc biệt có ông Nguyễn Sinh Hùng – nguyên Chủ tịch Quốc hội, bà Nguyễn Thị Doan – nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam; ông Nguyễn Mạnh Hùng – Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), ông Nguyễn Kim Sơn – Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Đỗ Trung Tá – nguyên Bộ trưởng Bưu chính Viễn thông, cùng nhiều đại diện lãnh đạo Đảng, nhà nước, Bộ ban ngành. Đặc biệt, tại đêm nhạc mừng CMC đạt 30 năm tuổi, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng đã gửi lẵng hoa chúc mừng tới Tập đoàn.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ CMC Nguyễn Trung Chính đã gửi lời cảm ơn tới toàn thể đối tác, khách hàng đã đồng hành cùng CMC trong suốt chặng đường 30 năm: “Chúng tôi còn nhiều điều tự hào về những thành quả, những di sản mà CMC đã tạo ra trong 30 năm qua mà trong khuôn khổ thời gian có hạn không thể kể hết ra được. Có được sự tự hào trên không thể không nhắc đến công lao của các quý vị, các nhà lãnh đạo đất nước, các quý vị khách hàng, các quý vị đối tác đã tin tưởng, ủng hộ và giúp đỡ công ty trong suốt 30 năm qua.”

20 năm trước, trong một phóng sự về CMC do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, Nguyên Bộ trưởng Bộ TT&TT, ông Đỗ Trung Tá đã khẳng định tương lai đất nước là tương lai số: “Chúng ta phải xây dựng nền công nghiệp CNTT, dựa trên những công nghệ cao về cả phần cứng và phần mềm, chúng ta phải xây dựng hạ tầng Công nghệ TT&TT đảm bảo sự phát triển hội tụ của các dịch vụ điện tử, viễn thông và tin học trong tương lai gần. Một trong các DN có nhiều đóng góp cho sự phát triển của CNTT chúng ta là công ty CMC”.
Và để tiếp nối nhiệm vụ xây dựng tương lai số, Chủ tịch Nguyễn Trung Chính đã gắn sứ mệnh mới của tập đoàn khi bước sang thập kỷ thứ ba với sứ mệnh phát triển đất nước: “Đó là sứ mệnh đóng góp cho sự phát triển của đất nước, gắn sứ mệnh phát triển của công ty với sứ mệnh phát triển của quốc gia dân tộc. Đó là sứ mệnh xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về công nghệ số, đem công nghệ số phục vụ và chinh phục toàn cầu, đưa Việt Nam trở thành Digital hub của không chỉ châu Á – Thái Bình Dương mà còn là của thế giới”.

Ấn tượng với thành quả suốt 30 năm phát triển của Tập đoàn, Bộ trưởng Bộ TT&TT ông Nguyễn Mạnh Hùng đã trao gửi món quà sinh nhật đặc biệt tới CMC: “CMC hãy nhận lấy một sứ mệnh quốc gia, sứ mệnh giải quyết một bài toán, một nỗi đau của đất nước, của nhân loại, để đất nước cường thịnh, để nhân loại hạnh phúc hơn. Quốc gia dân tộc là trường tồn, và DN)mà gắn mình với nó, vì vậy cũng sẽ trường tồn”.

Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng đã trao tặng bằng khen cho 5 tập thể và 5 cá nhân xuất sắc toàn Tập đoàn đã có thành tích xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành TT&TT Việt Nam.
Các tập thể được tặng Bằng khen bao gồm: Công ty CP Tập đoàn Công nghệ CMC (CMC Corporation), Công ty TNHH Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC (CMC TS), Công ty CP Hạ tầng Viễn thông CMC (CMC Telecom), Công ty TNHH CMC Global, Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ CMC (CMC ATI).
Bằng khen những cá nhân xuất sắc đã được trao tặng cho ông Nguyễn Trung Chính – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghệ CMC, ông Hồ Thanh Tùng – Tổng Giám đốc Tập đoàn, Tổng Giám đốc CMC TS, ông Ngô Trọng Hiếu – Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn, Tổng Giám đốc CMC Telecom, ông Lê Thanh Sơn – Phó Chủ tịch cấp cao, Giám đốc Tài chính Tập đoàn và ông Đặng Ngọc Bảo – Tổng Giám đốc CMC Global.

Không chỉ dừng ở việc tạo ra các di sản số hiện tại, CMC đã chú trọng đầu tư vào đào tạo nguồn nhân lực số chất lượng cao với điểm nhấn là sự kiện khai trương trường Đại học (ĐH) CMC, một trong những mô hình trường ĐH số đầu tiên tại Việt Nam. ĐH CMC mang trong mình triết lý đào tạo những nhân tài không chỉ cho Tập đoàn mà còn cho đất nước./.
Bài viết liên quan

Dự kiến khu vực tư nhân đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam
15/04/2025

Kết thúc quý I, TPBank thu về hơn 2.100 tỉ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025. Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm TPBank báo lãi ấn tượng quý đầu năm. Ảnh: TPBank Theo kết quả kinh doanh quý I/2025, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 2.100 tỉ đồng. Đây không chỉ là một khởi đầu tích cực, mà còn là tín hiệu cho thấy TPBank đang đi đúng hướng trong chiến lược tăng trưởng bền vững khi lợi nhuận tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tiếp tục duy trì ở mức cao 17,5%, phản ánh hiệu quả kinh doanh tốt và bền vững của TPBank. Cơ cấu nguồn thu chuyển dịch rõ nét Theo thông tin từ TPBank, tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý I đạt gần 4.500 tỉ đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 3.380 tỉ đồng. Thu nhập thuần từ dịch vụ tiếp tục là điểm sáng khi đạt 910 tỉ đồng, tăng 27% so với quý I/2024, đẩy tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động lên trên 20%, so với mức 15% cùng kỳ năm trước. Điều này minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của TPBank đang phát huy hiệu quả. Ngân hàng chủ động mở rộng các dịch vụ phi tín dụng như ngân hàng số, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử, quản lý tài chính cá nhân,… nhằm đa dạng hóa nguồn thu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính bền vững trong kinh doanh. Song song quá trình mở rộng dịch vụ, TPBank không ngừng gia tăng hàm lượng công nghệ trong mọi sản phẩm tài chính, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và gia tăng mức độ trung thành của khách hàng. Năm 2024, ngân hàng đã có thêm hàng triệu khách hàng mới. Nhờ cơ sở khách hàng lớn mà TPBank có được nguồn vốn CASA trên 20%, giúp giảm thấp chi phí vốn và tăng hiệu quả kinh doanh. Vừa qua, TPBank tiếp tục được Decision Lab bình chọn là một trong 7 ngân hàng tốt nhất Việt Nam, nhờ uy tín thương hiệu và tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ. Huy động và tín dụng tăng trưởng khả quan Tổng huy động vốn quý I đạt 337.800 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dư nợ thị trường một đạt hơn 271.500 tỉ đồng, tăng mạnh 28% so với quý I/2024. Riêng cho vay khách hàng đạt hơn 263.100 tỉ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quý I đạt 3,75%, cao hơn mức trung bình ngành (2,5%; tính đến ngày 25/3). Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành ngân hàng mới bắt đầu phục hồi tín dụng. Đại diện TPBank cho biết, bên cạnh mảng cho vay cá nhân, ngân hàng tập trung vào các ngành trọng yếu, ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN. Dư nợ tín dụng năm 2025 được kỳ vọng tăng khoảng 20%-25%, phù hợp với hạn mức được NHNN cho phép. Bên cạnh đó, TPBank liên tục ra mắt các sản phẩm tài chính số đi đầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Với nỗ lực của mình, TPBank vinh dự được The Asian Banker trao Giải thưởng “Best Corporate Banking and Payment Initiative in Vietnam” – Ứng dụng ngân hàng số và giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp; đồng thời lọt Top 5 đơn vị dẫn đầu với các giải pháp công nghệ tài chính dành cho doanh nghiệp, nổi bật nhờ khả năng thiết kế các giải pháp đặc thù, chuyên biệt theo ngành. Kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I là bước chạy đà tự tin để hướng tới mục tiêu khá thách thức mà TPBank đặt ra cho cả năm 2025, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều biến động khó lường.
15/04/2025

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm
15/04/2025

Tập đoàn CMC lên tiếng sau vụ tấn công mã độc ransomware Hà Lam • 15/04/2025 – 13:20
15/04/2025

Trả lời