Kinh doanh tích cực, TPBank ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng

Tiến Thịnh

Tiến ThịnhThứ tư, 25/12/2024 – 08:0000:00/03:03Nam miền Bắc

(Dân trí) – Hoạt động hiệu quả, quản lý chi phí chặt chẽ và chủ động kiểm soát rủi ro, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (mã TPB) tiếp đà tăng trưởng vững vàng với nhiều chỉ số kinh doanh ấn tượng và được các đơn vị xếp hạng cao.

Lợi nhuận, tín dụng tăng trưởng hai con số, huy động vượt kế hoạch năm

Tính đến ngày 30/11, TPBank đạt hơn 7.100 tỷ đồng lợi nhuận, tăng gần 28% so với cuối năm trước. Tính tới mốc này, lợi nhuận TPBank cao hơn lợi nhuận cả năm 2023, dự kiến cả năm 2024 sẽ tăng 34% so với năm 2023. Tổng huy động cán mốc 338.700 tỷ đồng, vượt kế hoạch năm. Thu nhập hoạt động của nhà băng đạt hơn 16.300 tỷ đồng. Các mảng kinh doanh đều khởi sắc giúp tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) tiếp tục duy trì ở mức tương đối cao gần 18%.

Dư nợ tín dụng bao gồm cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp của TPBank cán mốc 254.740 tỷ đồng, tăng 17% so với hồi đầu năm, vượt xa trung bình ngành.

Theo đánh giá từ HSC, TPBank tăng trưởng cho vay vững chắc trong bối cảnh thị trường bất động sản có nhiều dấu hiệu phục hồi tích cực, từ đó giúp tăng trưởng lợi nhuận/tài sản bền vững hơn trong thời gian tới.

Công tác quản lý chi phí của TPBank được HSC đánh giá cao khi tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) của TPBank duy trì ở mức 34% nhờ số hóa toàn diện và tối ưu chi phí hoạt động.

Kinh doanh tích cực, TPBank ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng ấn tượng - 1
Hội sở TPBank (Ảnh: TPBank).

Siết chặt quản trị rủi ro, vững vàng trong nhóm “Ngân hàng vững mạnh tại Việt Nam và châu Á Thái Bình Dương”

Liên quan đến công tác quản trị rủi ro, HSC đánh giá cao những nỗ lực của TPBank khi tỷ lệ nợ xấu được ngân hàng kiểm soát tốt và đang ở mức thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2023. Chi phí dự phòng giảm 35% so với cùng kỳ. Theo HSC, đây là mức cơ sở vững chắc.

Tính đến ngày 30/11, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel III (chuẩn mực quản trị rủi ro chặt chẽ và toàn diện nhất trong ngành ngân hàng hiện nay) của TPBank tăng lên 14%, cao hơn nhiều so với yêu cầu tối thiểu Basel III (10,5%).

Với nền tảng vững chắc cùng chiến lược quản lý rủi ro xuất sắc, TPBank hai năm liên tiếp là ngân hàng vững mạnh hàng đầu Việt Nam (2022, 2023), có mặt trong Top 4 của năm 2024 theo xếp hạng The Asian Banker. TPBank cũng tiếp tục vào “Top 10 ngân hàng Việt Nam uy tín” và đứng vị trí thứ 5 trong số các ngân hàng tư nhân uy tín theo đánh giá xếp hạng của Vietnam Report.

Chia cổ tức 20%, tăng vốn điều lệ lên hơn 26.000 tỷ đồng

Cuối tháng 9, TPBank chốt quyền trả cổ tức bằng cổ phiếu. Tỷ lệ phát hành là 20%. TPBank đã phát hành thêm 440,3 triệu cổ phiếu mới để trả cổ tức cho cổ đông. Sau phát hành, vốn điều lệ của TPBank tăng lên 26.420 tỷ đồng. Tháng 7, TPBank chi hơn 1.100 tỷ đồng thực hiện thanh toán cổ tức tiền mặt cho cổ đông với tỷ lệ 5%.

Công ty chứng khoán VCBS đánh giá triển vọng đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng đang ở mức phù hợp thị trường và điểm tên TPB trong nhóm cổ phiếu có thể xem xét đầu tư trong dài hạn với chất lượng tài sản tốt và duy trì tốc độ tăng trưởng vượt trội so với ngành.

Đồng quan điểm, các chuyên gia của Công ty cổ phần Chứng khoán MB (MBS) cũng nhận định lạc quan về kết quả kinh doanh của TPBank, nâng khuyến nghị lên khả quan cho TPB với định giá 21.800 đồng/cổ phiếu.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận