Hà Nội dự kiến thu hồi 106 ha đất cho dự án thành phố thông minh của liên doanh BRG – Sumitomo
09-03-2023 – 16:45 PM | Bất động sản

Năm 2023, Hà Nội dự kiến có 26 dự án thu đồi đất với diện tích 148,2ha. Đáng chú ý, Hà Nội sẽ thu hồi 106 ha đất tại các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ thuộc huyện Đông Anh để thực hiện dự án Thành phố thông minh của liên doanh BRG – Sumitomo.
- Công an TP.HCM đang khám xét trụ sở Công ty F88
- Thất nghiệp ở tuổi 37, người đàn ông sống tạm bợ ở phòng trọ toàn gián: Nay tiết kiệm gần 100 triệu nhờ ‘tự thức tỉnh’
- Cửa Lò “chuyển mình” trước khi sát nhập vào TP.Vinh – Cơ hội cho nhà đầu tư
Ngày 3/3 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có tờ trình gửi HĐND thành phố về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2023 trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Hà Nội dự kiến có 26 dự án thu hồi đất với diện tích 148,2ha. Ngoài ra, 23 dự án sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa với diện tích 37,54ha.
Đáng chú ý, trong danh mục dự án đăng ký thực hiện mới tại huyện Đông Anh năm 2023, có một dự án duy nhất xuất hiện là dự án Thành phố thông minh do Công ty CP Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội, liên doanh giữa Tập đoàn BRG (Việt Nam) và Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản).
Dự án này có tổng diện tích khoảng 271,5 ha, năm 2023 sẽ thu hồi khoảng 106 ha đất tại các xã Hải Bối, Vĩnh Ngọc và Kim Nỗ, huyện Đông Anh. Thành phố thông minh được UBN TP Hà Nội chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 8/2018, đến tháng 5/2020 được điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Dự án Thành phố thông minh phía Bắc Hà Nội (BRG Smart City Sumitomo) được lập dựa trên quy hoạch đô thị thông minh dọc trục Nhật Tân – Nội Bài.
Dự án có 6 tính năng thông minh gồm: Năng lượng thông minh, giao thông thông minh, học tập thông minh, quản trị thông minh và kinh tế thông minh.
Thành phố thông minh phía Bắc Hà Nội được Tập đoàn BRG hợp tác với Sumitomo Corporation (Nhật Bản) với tổng vốn đầu tư 4,2 tỷ USD; dự kiến hoàn thành toàn bộ 5 giai đoạn vào năm 2028.
Trước đó, ngày 6/10/2019, BRG và chính thức tổ chức lễ động thổ và công bố dự án trên.
Triệu Vương
Nhịp sống thị trường
Bài viết liên quan

Dự kiến khu vực tư nhân đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam
15/04/2025

Kết thúc quý I, TPBank thu về hơn 2.100 tỉ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025. Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm TPBank báo lãi ấn tượng quý đầu năm. Ảnh: TPBank Theo kết quả kinh doanh quý I/2025, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 2.100 tỉ đồng. Đây không chỉ là một khởi đầu tích cực, mà còn là tín hiệu cho thấy TPBank đang đi đúng hướng trong chiến lược tăng trưởng bền vững khi lợi nhuận tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tiếp tục duy trì ở mức cao 17,5%, phản ánh hiệu quả kinh doanh tốt và bền vững của TPBank. Cơ cấu nguồn thu chuyển dịch rõ nét Theo thông tin từ TPBank, tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý I đạt gần 4.500 tỉ đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 3.380 tỉ đồng. Thu nhập thuần từ dịch vụ tiếp tục là điểm sáng khi đạt 910 tỉ đồng, tăng 27% so với quý I/2024, đẩy tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động lên trên 20%, so với mức 15% cùng kỳ năm trước. Điều này minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của TPBank đang phát huy hiệu quả. Ngân hàng chủ động mở rộng các dịch vụ phi tín dụng như ngân hàng số, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử, quản lý tài chính cá nhân,… nhằm đa dạng hóa nguồn thu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính bền vững trong kinh doanh. Song song quá trình mở rộng dịch vụ, TPBank không ngừng gia tăng hàm lượng công nghệ trong mọi sản phẩm tài chính, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và gia tăng mức độ trung thành của khách hàng. Năm 2024, ngân hàng đã có thêm hàng triệu khách hàng mới. Nhờ cơ sở khách hàng lớn mà TPBank có được nguồn vốn CASA trên 20%, giúp giảm thấp chi phí vốn và tăng hiệu quả kinh doanh. Vừa qua, TPBank tiếp tục được Decision Lab bình chọn là một trong 7 ngân hàng tốt nhất Việt Nam, nhờ uy tín thương hiệu và tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ. Huy động và tín dụng tăng trưởng khả quan Tổng huy động vốn quý I đạt 337.800 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dư nợ thị trường một đạt hơn 271.500 tỉ đồng, tăng mạnh 28% so với quý I/2024. Riêng cho vay khách hàng đạt hơn 263.100 tỉ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quý I đạt 3,75%, cao hơn mức trung bình ngành (2,5%; tính đến ngày 25/3). Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành ngân hàng mới bắt đầu phục hồi tín dụng. Đại diện TPBank cho biết, bên cạnh mảng cho vay cá nhân, ngân hàng tập trung vào các ngành trọng yếu, ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN. Dư nợ tín dụng năm 2025 được kỳ vọng tăng khoảng 20%-25%, phù hợp với hạn mức được NHNN cho phép. Bên cạnh đó, TPBank liên tục ra mắt các sản phẩm tài chính số đi đầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Với nỗ lực của mình, TPBank vinh dự được The Asian Banker trao Giải thưởng “Best Corporate Banking and Payment Initiative in Vietnam” – Ứng dụng ngân hàng số và giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp; đồng thời lọt Top 5 đơn vị dẫn đầu với các giải pháp công nghệ tài chính dành cho doanh nghiệp, nổi bật nhờ khả năng thiết kế các giải pháp đặc thù, chuyên biệt theo ngành. Kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I là bước chạy đà tự tin để hướng tới mục tiêu khá thách thức mà TPBank đặt ra cho cả năm 2025, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều biến động khó lường.
15/04/2025

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm
15/04/2025

Tập đoàn CMC lên tiếng sau vụ tấn công mã độc ransomware Hà Lam • 15/04/2025 – 13:20
15/04/2025

Trả lời