Cổ đông công ty con của Vingroup duyệt kế hoạch rót gần 8.500 tỷ vào hai “siêu dự án”
12:04 29/05/2023
Hai dự án này gồm: Đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, xã Đông Hội, xã Mai Lâm và dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc Gia cùng ở Đông Anh (Hà Nội)
0:00/0:00
0:00
Nam miền Bắc
Ảnh minh họa.
Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC, mã: VEF) – công ty con của Vingroup vừa công bố Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023; trong đó phê duyệt kế hoạch phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng quy mô vốn hoạt động của công ty.
Theo đó, với 146.748.245 phiếu tán thành, tương đương với gần 90% số phiếu biểu quyết, các cổ đông VEF đã thông qua kế hoạch phát hành thêm 852.997.376 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ và lấy vốn làm hai “siêu dự án” tại Đông Anh.
Theo phê duyệt, kế hoạch tăng vốn này sẽ được thực hiện trong năm nay.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông năm 2023 được tổ chức hôm 25/5 mới đây, VEF đã trình cổ đông kế hoạch phát hành thêm 852.997.376 cổ phiếu với tỷ lệ 1:5,12 (nghĩa là cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu VEF tại ngày chốt danh sách sẽ được hưởng 1 quyền mua và cứ 1 quyền mua sẽ được mua 5,12 cổ phiếu phát hành thêm), với giá 10.000 đồng/ CP.
Nếu tăng vốn thành công, vốn điều lệ của VEF dự kiến sẽ tăng từ 1.666 tỷ đồng lên 10.196 tỷ đồng.
Theo tờ trình, VEF sẽ sử dụng số tiền thu được từ phát hành trái phiếu cho cổ đông vào việc triển khai thực hiện các dự án: Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới tại các xã Xuân Canh, xã Đông Hội, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội với số tiền gần 7.000 tỷ đồng và dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc Gia với số tiền 1.467 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, Công ty CP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEF) tiền thân là khu Triển lãm Giảng Võ, thành lập năm 1974 với nhiệm vụ là tổ chức triển lãm thành tựu kinh tế – kỹ thuật của đất nước, các sự kiện văn hóa, xã hội của Thủ đô Hà Nội và các bộ, ngành Trung ương.
Năm 2015, Công ty TNHH MTV Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam hoàn tất cổ phần hoá với vốn điều lệ là 1.666 tỷ đồng.
Cơ cấu cổ đông của VEF bao gồm Tập đoàn Vingroup (83,32%), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (10%), Công tyTCP Phát triển Thành Phố Xanh (4,66%).
Hiện tại, VEF đang là chủ đầu tư của 4 dự án lớn, trong đó phải kể đến dự án Khu đô thị mới Đông Anh (Vinhomes Cổ Loa) tại các xã Xuân Canh, xã Đông Hội, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Tổng mức đâu tư dự kiến khoảng 34.879 tỷ đồng, trong đó vốn góp của chủ đầu tư là 15%, còn lại là vốn vay, huy động khác. Dự án dự kiến sẽ dược thực hiện từ năm 2020 đến năm 2025.
Dự án thứ hai là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia tại xã Đông Hội, xã Xuân Canh, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 7.336,24 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 15%, còn lại là vốn vay, huy động khác. Dự án dự kiến sẽ được khởi công từ quý IV/2020 và hoàn thành vào quý III/2024.
Dự án thứ ba là Tổ hợp Trung tâm Dịch vụ Thương mại và Nhà ở Vinhomes Gallery tại số 148 Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, TP. Hà Nội. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 17.439,81 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu từ là 20%, còn lại là vốn vay, vốn huy động khác.
Dự án thứ tư là Khu chức năng đô thị Nam Đại Lộ Thăng Long tại phường Mễ Trì, phường Trung Văn, phường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội. Dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 19.089,55 tỷ đồng, trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 15%, còn lại là vốn vay và vốn huy động khác.
Bài viết liên quan

Dự kiến khu vực tư nhân đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam
15/04/2025

Kết thúc quý I, TPBank thu về hơn 2.100 tỉ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025. Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm TPBank báo lãi ấn tượng quý đầu năm. Ảnh: TPBank Theo kết quả kinh doanh quý I/2025, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 2.100 tỉ đồng. Đây không chỉ là một khởi đầu tích cực, mà còn là tín hiệu cho thấy TPBank đang đi đúng hướng trong chiến lược tăng trưởng bền vững khi lợi nhuận tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tiếp tục duy trì ở mức cao 17,5%, phản ánh hiệu quả kinh doanh tốt và bền vững của TPBank. Cơ cấu nguồn thu chuyển dịch rõ nét Theo thông tin từ TPBank, tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý I đạt gần 4.500 tỉ đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 3.380 tỉ đồng. Thu nhập thuần từ dịch vụ tiếp tục là điểm sáng khi đạt 910 tỉ đồng, tăng 27% so với quý I/2024, đẩy tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động lên trên 20%, so với mức 15% cùng kỳ năm trước. Điều này minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của TPBank đang phát huy hiệu quả. Ngân hàng chủ động mở rộng các dịch vụ phi tín dụng như ngân hàng số, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử, quản lý tài chính cá nhân,… nhằm đa dạng hóa nguồn thu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính bền vững trong kinh doanh. Song song quá trình mở rộng dịch vụ, TPBank không ngừng gia tăng hàm lượng công nghệ trong mọi sản phẩm tài chính, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và gia tăng mức độ trung thành của khách hàng. Năm 2024, ngân hàng đã có thêm hàng triệu khách hàng mới. Nhờ cơ sở khách hàng lớn mà TPBank có được nguồn vốn CASA trên 20%, giúp giảm thấp chi phí vốn và tăng hiệu quả kinh doanh. Vừa qua, TPBank tiếp tục được Decision Lab bình chọn là một trong 7 ngân hàng tốt nhất Việt Nam, nhờ uy tín thương hiệu và tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ. Huy động và tín dụng tăng trưởng khả quan Tổng huy động vốn quý I đạt 337.800 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dư nợ thị trường một đạt hơn 271.500 tỉ đồng, tăng mạnh 28% so với quý I/2024. Riêng cho vay khách hàng đạt hơn 263.100 tỉ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quý I đạt 3,75%, cao hơn mức trung bình ngành (2,5%; tính đến ngày 25/3). Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành ngân hàng mới bắt đầu phục hồi tín dụng. Đại diện TPBank cho biết, bên cạnh mảng cho vay cá nhân, ngân hàng tập trung vào các ngành trọng yếu, ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN. Dư nợ tín dụng năm 2025 được kỳ vọng tăng khoảng 20%-25%, phù hợp với hạn mức được NHNN cho phép. Bên cạnh đó, TPBank liên tục ra mắt các sản phẩm tài chính số đi đầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Với nỗ lực của mình, TPBank vinh dự được The Asian Banker trao Giải thưởng “Best Corporate Banking and Payment Initiative in Vietnam” – Ứng dụng ngân hàng số và giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp; đồng thời lọt Top 5 đơn vị dẫn đầu với các giải pháp công nghệ tài chính dành cho doanh nghiệp, nổi bật nhờ khả năng thiết kế các giải pháp đặc thù, chuyên biệt theo ngành. Kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I là bước chạy đà tự tin để hướng tới mục tiêu khá thách thức mà TPBank đặt ra cho cả năm 2025, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều biến động khó lường.
15/04/2025

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm
15/04/2025

Tập đoàn CMC lên tiếng sau vụ tấn công mã độc ransomware Hà Lam • 15/04/2025 – 13:20
15/04/2025

Trả lời