CMC bổ nhiệm Hiệu trưởng Đại học MTCN Á Châu

NGUYỄN THÀNH – DOANH NGHIỆP – 20/05/2022 08:30

(thitruongtaichinhtiente.vn) – Chiều ngày 19/5, Tập đoàn Công nghệ CMC vừa công bố và trao quyết định bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình đảm nhiệm vị trí Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (MTCN) Á Châu thuộc Tập đoàn CMC.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Trung Chính – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CMC, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học MTCN Á Châu đã công bố Quyết định bổ nhiệm PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình làm Hiệu trưởng Trường Đại học MTCN Á Châu nhiệm kỳ 2022 – 2027.

Theo thông tin từ CMC, hiệu trưởng mới sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo, dẫn dắt đội ngũ cán bộ, giảng viên Nhà trường thực hiện thành công các triết lý, mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục để trở thành trường đại học tiên phong trong đào tạo và nghiên cứu về khoa học – công nghệ.

Ông Nguyễn Trung Chính – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn CMC, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học MTCN Á Châu trao trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Đại học MTCN Á Châu, nhiệm kỳ 2022 – 2027 cho PGS. TS. Nguyễn Ngọc Bình

PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình sinh năm 1959, tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Kishinev năm 1981, tốt nghiệp Thạc sĩ tại Đại học Công nghệ Toyohashi năm 1995, tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Osaka năm 1998, được bổ nhiệm chức danh Phó Giáo sư năm 2003, chức danh Giáo sư năm 2016.

Ông có những đóng góp tích cực trong quá trình xây dựng các dự án hợp tác ở mảng CNTT giữa Việt Nam và Nhật Bản, trực tiếp tham gia nhiều hoạt động trao đổi học thuật và thúc đẩy quan hệ hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu giữa hai nước.

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Bình chia sẻ một số dự định phát triển Nhà trường trong thời gian tới để giúp Đại học MTCN Á Châu trở thành Đại học Số tiên phong, xây dựng môi trường học tập rộng mở, tiên tiến trong kỷ nguyên số và triển khai hiệu quả nội dung chiến lược trong kế hoạch phát triển của Nhà trường giai đoạn 2022 – 2033, tầm nhìn đến năm 2043.

Trong nhiệm kỳ công tác mới, PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình đặt ra mục tiêu hàng đầu của Nhà trường là tiên phong ứng dụng công nghệ số trong đổi mới quản trị đại học và đổi mới chất lượng giảng dạy; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, chất lượng đầu ra cho sinh viên; nâng cao các chỉ số về mức độ hài lòng của người học và nhà tuyển dụng trong tương lai.

Đồng thời Tân hiệu trưởng Đại học MTCN Á Châu cũng tin tưởng rằng, với sự hỗ trợ của Tập đoàn CMC, sự đồng hành của các trường đại học hàng đầu Việt Nam và tập thể cán bộ, giảng viên, sinh viên của Nhà trường sẽ tạo ra môi trường hấp dẫn các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước đến làm việc, đồng thời trở thành địa chỉ tin cậy đối với phụ huynh và sinh viên.

Tại buổi lễ, ông Nguyễn Trung Chính gửi lời chúc mừng đến Tân Hiệu trưởng Đại học MTCN Á Châu cùng các thành viên trong Ban Giám hiệu, các cán bộ quản lý được bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo của Nhà trường và nhấn mạnh đây là đội ngũ chủ chốt được kỳ vọng và đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển của nhà trường trong thời gian tới.

Thành viên Hội đồng Trường Đại học MTCN Á Châu và Ban lãnh đạo Tập đoàn Công nghệ CMC

Việc công nhận Hiệu trưởng Đại học MTCN Á Châu nhiệm kỳ 2022 – 2027 đánh dấu bước tiến mới của Nhà trường trong việc hoàn thiện hệ thống cơ cấu tổ chức, bộ máy lãnh đạo nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động; là dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của Nhà trường.

Đại diện các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia HN, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Quốc tế Nhật Bản cũng tới tham dự buổi lễ và gửi lời chúc mừng đến Tân Hiệu trưởng Đại học MTCN Á Châu.

PGS.TS Huỳnh Quyết Thắng – Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội đề cao những thành công của PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình trong sự nghiệp giáo dục, thấu hiểu những nỗi niềm đau đáu về giáo dục đại học tại Việt Nam của thầy khi quyết định trở về nước; đồng thời tin tưởng rằng bằng khả năng và tấm lòng của mình, PGS.TS Nguyễn Ngọc Bình sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của Đại học MTCN Á Châu nói riêng và nền giáo dục Việt Nam nói chung. Lãnh đạo các trường đại học cũng cam kết sẽ liên kết để cùng hỗ trợ lẫn nhau để liên tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn giáo dục đại học Việt Nam gặp nhiều cơ hội và thách thức.

Trước khi được bổ nhiệm vị trí Hiệu trưởng tại Đại học MTCN Á Châu, PGS. TS. Nguyễn Ngọc Bình đã có hơn 40 năm công tác tại các cơ sở giáo dục uy tín trong và ngoài nước như Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Nhật Bản, Viện Quốc tế Pháp ngữ và Trường Đại học Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội, từng đảm nhiệm nhiều vị trí quản lý như: Trưởng bộ môn Công nghệ phần mềm, Giám đốc Thư viện và Mạng Thông tin – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (2000 – 2004); Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội (2006-2009); Bí thư Đảng ủy – Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ – ĐH Quốc gia Hà Nội (2009-2014); Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ (2014-2016); Phó Hiệu trưởng Trường Sau Đại học Công nghệ thông tin Kyoto, Nhật Bản (2019-2022).

PGS.TS. Nguyễn Ngọc Bình được Thủ tướng Chính phủ trao tặng Bằng khen năm 2009, được Bộ Ngoại Giao Nhật Bản trao tặng Bằng khen năm 2014 vì những đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy giao lưu, hợp tác, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản và Việt Nam trong giáo dục đại học. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên được một trường đại học lâu đời của Nhật Bản (Trường Sau Đại học Công nghệ thông tin Kyoto) mời và bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cấp cao.

Với bề dày kinh nghiệm trên, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Bình sẽ cùng Ban Giám hiệu, Lãnh đạo Trường dẫn dắt Đại học MTCN Á Châu gặt hái nhiều thành tựu trong tương lai, góp phần vào sự phát triển chung của ngành giáo dục và toàn xã hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

Dự kiến khu vực tư nhân đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam
Dự kiến khu vực tư nhân đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam
15/04/2025
Kết thúc quý I, TPBank thu về hơn 2.100 tỉ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025.  Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm TPBank báo lãi ấn tượng quý đầu năm. Ảnh: TPBank Theo kết quả kinh doanh quý I/2025, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 2.100 tỉ đồng. Đây không chỉ là một khởi đầu tích cực, mà còn là tín hiệu cho thấy TPBank đang đi đúng hướng trong chiến lược tăng trưởng bền vững khi lợi nhuận tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tiếp tục duy trì ở mức cao 17,5%, phản ánh hiệu quả kinh doanh tốt và bền vững của TPBank.  Cơ cấu nguồn thu chuyển dịch rõ nét  Theo thông tin từ TPBank, tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý I đạt gần 4.500 tỉ đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 3.380 tỉ đồng. Thu nhập thuần từ dịch vụ tiếp tục là điểm sáng khi đạt 910 tỉ đồng, tăng 27% so với quý I/2024, đẩy tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động lên trên 20%, so với mức 15% cùng kỳ năm trước.  Điều này minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của TPBank đang phát huy hiệu quả. Ngân hàng chủ động mở rộng các dịch vụ phi tín dụng như ngân hàng số, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử, quản lý tài chính cá nhân,… nhằm đa dạng hóa nguồn thu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính bền vững trong kinh doanh.  Song song quá trình mở rộng dịch vụ, TPBank không ngừng gia tăng hàm lượng công nghệ trong mọi sản phẩm tài chính, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và gia tăng mức độ trung thành của khách hàng. Năm 2024, ngân hàng đã có thêm hàng triệu khách hàng mới. Nhờ cơ sở khách hàng lớn mà TPBank có được nguồn vốn CASA trên 20%, giúp giảm thấp chi phí vốn và tăng hiệu quả kinh doanh.  Vừa qua, TPBank tiếp tục được Decision Lab bình chọn là một trong 7 ngân hàng tốt nhất Việt Nam, nhờ uy tín thương hiệu và tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ.  Huy động và tín dụng tăng trưởng khả quan  Tổng huy động vốn quý I đạt 337.800 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dư nợ thị trường một đạt hơn 271.500 tỉ đồng, tăng mạnh 28% so với quý I/2024. Riêng cho vay khách hàng đạt hơn 263.100 tỉ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quý I đạt 3,75%, cao hơn mức trung bình ngành (2,5%; tính đến ngày 25/3). Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành ngân hàng mới bắt đầu phục hồi tín dụng.  Đại diện TPBank cho biết, bên cạnh mảng cho vay cá nhân, ngân hàng tập trung vào các ngành trọng yếu, ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN. Dư nợ tín dụng năm 2025 được kỳ vọng tăng khoảng 20%-25%, phù hợp với hạn mức được NHNN cho phép.  Bên cạnh đó, TPBank liên tục ra mắt các sản phẩm tài chính số đi đầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Với nỗ lực của mình, TPBank vinh dự được The Asian Banker trao Giải thưởng “Best Corporate Banking and Payment Initiative in Vietnam” – Ứng dụng ngân hàng số và giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp; đồng thời lọt Top 5 đơn vị dẫn đầu với các giải pháp công nghệ tài chính dành cho doanh nghiệp, nổi bật nhờ khả năng thiết kế các giải pháp đặc thù, chuyên biệt theo ngành.  Kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I là bước chạy đà tự tin để hướng tới mục tiêu khá thách thức mà TPBank đặt ra cho cả năm 2025, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều biến động khó lường.
Kết thúc quý I, TPBank thu về hơn 2.100 tỉ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025. Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm TPBank báo lãi ấn tượng quý đầu năm. Ảnh: TPBank Theo kết quả kinh doanh quý I/2025, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 2.100 tỉ đồng. Đây không chỉ là một khởi đầu tích cực, mà còn là tín hiệu cho thấy TPBank đang đi đúng hướng trong chiến lược tăng trưởng bền vững khi lợi nhuận tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tiếp tục duy trì ở mức cao 17,5%, phản ánh hiệu quả kinh doanh tốt và bền vững của TPBank. Cơ cấu nguồn thu chuyển dịch rõ nét Theo thông tin từ TPBank, tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý I đạt gần 4.500 tỉ đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 3.380 tỉ đồng. Thu nhập thuần từ dịch vụ tiếp tục là điểm sáng khi đạt 910 tỉ đồng, tăng 27% so với quý I/2024, đẩy tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động lên trên 20%, so với mức 15% cùng kỳ năm trước. Điều này minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của TPBank đang phát huy hiệu quả. Ngân hàng chủ động mở rộng các dịch vụ phi tín dụng như ngân hàng số, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử, quản lý tài chính cá nhân,… nhằm đa dạng hóa nguồn thu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính bền vững trong kinh doanh. Song song quá trình mở rộng dịch vụ, TPBank không ngừng gia tăng hàm lượng công nghệ trong mọi sản phẩm tài chính, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và gia tăng mức độ trung thành của khách hàng. Năm 2024, ngân hàng đã có thêm hàng triệu khách hàng mới. Nhờ cơ sở khách hàng lớn mà TPBank có được nguồn vốn CASA trên 20%, giúp giảm thấp chi phí vốn và tăng hiệu quả kinh doanh. Vừa qua, TPBank tiếp tục được Decision Lab bình chọn là một trong 7 ngân hàng tốt nhất Việt Nam, nhờ uy tín thương hiệu và tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ. Huy động và tín dụng tăng trưởng khả quan Tổng huy động vốn quý I đạt 337.800 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dư nợ thị trường một đạt hơn 271.500 tỉ đồng, tăng mạnh 28% so với quý I/2024. Riêng cho vay khách hàng đạt hơn 263.100 tỉ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quý I đạt 3,75%, cao hơn mức trung bình ngành (2,5%; tính đến ngày 25/3). Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành ngân hàng mới bắt đầu phục hồi tín dụng. Đại diện TPBank cho biết, bên cạnh mảng cho vay cá nhân, ngân hàng tập trung vào các ngành trọng yếu, ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN. Dư nợ tín dụng năm 2025 được kỳ vọng tăng khoảng 20%-25%, phù hợp với hạn mức được NHNN cho phép. Bên cạnh đó, TPBank liên tục ra mắt các sản phẩm tài chính số đi đầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Với nỗ lực của mình, TPBank vinh dự được The Asian Banker trao Giải thưởng “Best Corporate Banking and Payment Initiative in Vietnam” – Ứng dụng ngân hàng số và giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp; đồng thời lọt Top 5 đơn vị dẫn đầu với các giải pháp công nghệ tài chính dành cho doanh nghiệp, nổi bật nhờ khả năng thiết kế các giải pháp đặc thù, chuyên biệt theo ngành. Kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I là bước chạy đà tự tin để hướng tới mục tiêu khá thách thức mà TPBank đặt ra cho cả năm 2025, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều biến động khó lường.
15/04/2025
Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm
Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm
15/04/2025
Tập đoàn CMC lên tiếng sau vụ tấn công mã độc ransomware Hà Lam • 15/04/2025 – 13:20
Tập đoàn CMC lên tiếng sau vụ tấn công mã độc ransomware Hà Lam • 15/04/2025 – 13:20
15/04/2025
VPBA trao quyết định công nhận hội viên và hội viên tổ chức mới trên lĩnh vực công nghệ
VPBA trao quyết định công nhận hội viên và hội viên tổ chức mới trên lĩnh vực công nghệ
15/04/2025