Lợi nhuận của TPBank gần 5.000 tỷ đồng sau 3 quý
30/10/2023 lúc 11:30 (GMT) Theo dõi Tạp chí công thương trên
TCCT Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, mã chứng khoán TPB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3/2023 với lợi nhuận trước thuế đạt 1.575 tỷ đồng, luỹ kế 9 tháng đạt 4.959 tỷ đồng.
Liên tục có cập nhật chính sách lãi suất ưu đãi, thực hiện các biện pháp giảm lãi, giảm phí hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân, TPBank tiếp tục tối ưu hoạt động kinh doanh thông qua giảm chi phí, ứng dụng công nghệ để tối ưu hóa năng suất lao động và mang lại tiện lợi cho khách hàng.
Sau 9 tháng, với sự kiện cán mốc 10 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ và con số tiếp tục tăng, ngân hàng ghi nhận điểm nhấn trong kết quả kinh doanh với khoản thu nhập dịch vụ cao hơn 15% so với cùng kỳ, đạt 2.165 tỷ đồng. Riêng trong năm 2023, TPBank đã có thêm hơn 1,5 triệu khách hàng mới sử dụng dịch vụ.

Thời gian qua, TPBank liên tục cập nhật chính sách lãi suất ưu đãi, giảm phí hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân vượt qua giai đoạn khó khăn. Ngân hàng cam kết giảm lãi vay ước tính gần 1.400 tỷ đồng, cùng 76 tỷ đồng các loại phí cho khách hàng trong năm nay. Điều này tác động đến lợi nhuận của TPBank, ghi nhận ở mức gần 5.000 tỷ đồng sau 9 tháng.
Với những chính sách thiết thực cho thị trường và xã hội, khách hàng luôn dành sự tin tưởng và ủng hộ với TPBank, điều này thể hiện qua số liệu tăng trưởng tiền gửi, cùng với tỷ lệ CASA cải thiện đáng kể. Trong khi đó, tăng trưởng cho vay khách hàng gần 12% và nợ xấu được kiểm soát trong ngưỡng cho phép, dù bị ảnh hưởng bởi những khó khăn của phân khúc tài chính tiêu dùng.
Kết thúc 9 tháng, tổng tài sản của TPBank tăng 5% so với cuối năm trước, đạt trên 344.400 tỷ đồng. Đầu năm 2023, TPBank cũng đã tăng vốn điều lệ lên hơn 22.000 tỷ đồng thông qua chia cổ tức bằng cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 39,19%.
Các chỉ số an toàn khác được TPBank duy trì ở mức tốt, trong đó hệ số an toàn vốn (CAR)theo chuẩn Basel III đạt 11%, thuộc top cao của ngành ngân hàng. Vừa qua, TPBank tiếp tục giữ vững là ngân hàng có sức khỏe tài chính hàng đầu Việt Nam, theo xếp hạng Asian Banker. Ngân hàng luôn chủ kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trong phạm vi an toàn theo yêu cầu của NHNN, có các kế hoạch quản trị tốt nhất về chất lượng tài sản, duy trì và củng cố sức mạnh toàn diện trong hệ thống quản trị, đáp ứng sớm và đầy đủ các chuẩn mực quốc tế khắt khe nhất.
Vừa qua, Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (DFC) đã ký cam kết cung cấp khoản vay trị giá 100 triệu USD cho TPBank với kỳ hạn 7 năm. Khoản tín dụng sẽ được TPBank hướng đến khách hàng cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, trong đó có nhóm khách hàng nữ thu nhập thấp và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ và lãnh đạo tại Việt Nam. Điều này đồng thời củng cố nguồn lực tài chính của TPBank để tiếp tục hỗ trợ và đồng hành cùng khách hàng.
TPBank liên tiếp nhận chùm giải thưởng uy tín như: Top 5 thương hiệu ngân hàng tư nhân giá trị nhất với định giá 424,88 triệu USD, chỉ số sức mạnh đạt 69,37; Top 15 Largecap Doanh nghiệp niêm yết đạt Chuẩn Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán năm 2023 trong khuôn khổ Giải thưởng IR Awards 2023; Top 10 Ngân hàng thương mại Uy tín nhất Việt Nam 2023; Top 20 doanh nghiệp/ngân hàng có chỉ số phát triển bền vững tốt nhất thị trường chứng khoán (VNSI – Vietnam Sustainability Index) cho kỳ từ tháng 7/2023 – tháng 7/2024 do Sở Giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) công bố….
Bài viết liên quan

Dự kiến khu vực tư nhân đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam
15/04/2025

Kết thúc quý I, TPBank thu về hơn 2.100 tỉ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025. Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm TPBank báo lãi ấn tượng quý đầu năm. Ảnh: TPBank Theo kết quả kinh doanh quý I/2025, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 2.100 tỉ đồng. Đây không chỉ là một khởi đầu tích cực, mà còn là tín hiệu cho thấy TPBank đang đi đúng hướng trong chiến lược tăng trưởng bền vững khi lợi nhuận tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tiếp tục duy trì ở mức cao 17,5%, phản ánh hiệu quả kinh doanh tốt và bền vững của TPBank. Cơ cấu nguồn thu chuyển dịch rõ nét Theo thông tin từ TPBank, tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý I đạt gần 4.500 tỉ đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 3.380 tỉ đồng. Thu nhập thuần từ dịch vụ tiếp tục là điểm sáng khi đạt 910 tỉ đồng, tăng 27% so với quý I/2024, đẩy tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động lên trên 20%, so với mức 15% cùng kỳ năm trước. Điều này minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của TPBank đang phát huy hiệu quả. Ngân hàng chủ động mở rộng các dịch vụ phi tín dụng như ngân hàng số, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử, quản lý tài chính cá nhân,… nhằm đa dạng hóa nguồn thu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính bền vững trong kinh doanh. Song song quá trình mở rộng dịch vụ, TPBank không ngừng gia tăng hàm lượng công nghệ trong mọi sản phẩm tài chính, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và gia tăng mức độ trung thành của khách hàng. Năm 2024, ngân hàng đã có thêm hàng triệu khách hàng mới. Nhờ cơ sở khách hàng lớn mà TPBank có được nguồn vốn CASA trên 20%, giúp giảm thấp chi phí vốn và tăng hiệu quả kinh doanh. Vừa qua, TPBank tiếp tục được Decision Lab bình chọn là một trong 7 ngân hàng tốt nhất Việt Nam, nhờ uy tín thương hiệu và tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ. Huy động và tín dụng tăng trưởng khả quan Tổng huy động vốn quý I đạt 337.800 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dư nợ thị trường một đạt hơn 271.500 tỉ đồng, tăng mạnh 28% so với quý I/2024. Riêng cho vay khách hàng đạt hơn 263.100 tỉ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quý I đạt 3,75%, cao hơn mức trung bình ngành (2,5%; tính đến ngày 25/3). Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành ngân hàng mới bắt đầu phục hồi tín dụng. Đại diện TPBank cho biết, bên cạnh mảng cho vay cá nhân, ngân hàng tập trung vào các ngành trọng yếu, ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN. Dư nợ tín dụng năm 2025 được kỳ vọng tăng khoảng 20%-25%, phù hợp với hạn mức được NHNN cho phép. Bên cạnh đó, TPBank liên tục ra mắt các sản phẩm tài chính số đi đầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Với nỗ lực của mình, TPBank vinh dự được The Asian Banker trao Giải thưởng “Best Corporate Banking and Payment Initiative in Vietnam” – Ứng dụng ngân hàng số và giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp; đồng thời lọt Top 5 đơn vị dẫn đầu với các giải pháp công nghệ tài chính dành cho doanh nghiệp, nổi bật nhờ khả năng thiết kế các giải pháp đặc thù, chuyên biệt theo ngành. Kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I là bước chạy đà tự tin để hướng tới mục tiêu khá thách thức mà TPBank đặt ra cho cả năm 2025, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều biến động khó lường.
15/04/2025

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm
15/04/2025

Tập đoàn CMC lên tiếng sau vụ tấn công mã độc ransomware Hà Lam • 15/04/2025 – 13:20
15/04/2025

Trả lời