Được Bộ Công an nhận định là đóng góp rất lớn cho Nhà nước, 127.000 tỷ đồng nộp ngân sách của Vingroup bao gồm những loại thuế gì?
Tính từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 9/2022, số tiền nộp ngân sách của Vingroup và các công ty con đã vào khoảng 150.000 tỷ đồng (~6,5 tỷ USD).
- 30-10-2022 Thanh tra Chính phủ chuẩn bị thanh tra phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- 30-10-2022 Chuỗi WinMart/WinMart+, WINLife bành trướng lên hơn 3.200 cửa hàng, tỷ phú…
- 29-10-2022 Bộ Công an: Ông Phạm Nhật Vượng không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh
VIC: Tập đoàn Vingroup – Công ty Cổ phần
Giá hiện tại55.7Thay đổi 0.7 (1.3%)Cập nhật lúc 15:15 Thứ 6, 28/10/2022

Xem hồ sơ doanh nghiệp TIN MỚI
- Kỳ lân VNG lỗ gần 800 tỷ đồng trong 9 tháng, trải qua chuỗi 4 quý lỗ liên tiếp
- 9 tháng, Vingroup đạt lợi nhuận sau thuế 1.571 tỷ đồng
- Thanh tra Chính phủ chuẩn bị thanh tra phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Thời gian qua, không ít tin đồn tiêu cực liên quan đến Vingroup (mã VIC) và lãnh đạo tập đoàn lần lượt được lan truyền. Trước những luồng tin này, tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra hôm 29/10 vừa qua, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng, Người phát ngôn Bộ Công an lên tiếng:
“Tôi xin khẳng định ông Phạm Nhật Vượng không nằm trong danh sách cấm xuất cảnh và hoạt động của Vingroup rất bình thường. Họ đóng thuế rất lớn cho Nhà nước, 127.000 tỷ đồng trong thời gian vừa qua” .
Vì thế theo ông, nên bảo vệ các hoạt động bình thường của doanh nghiệp để đảm bảo phát triển kinh tế xã hội.
Thống kê cho thấy, con số 127.000 tỷ đồng (~5,5 tỷ USD) mà ông Xô đề cập là kết quả thực hiện nghĩa vụ thuế trong giai đoạn từ năm 2018 đến hết 6 tháng đầu năm 2022 của Vingroup.
Cụ thể, theo như BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2022, tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã đóng góp 25.227 tỷ đồng vào ngân sách và cũng là doanh nghiệp đóng thuế nhiều nhất tại Việt Nam trong nửa năm.
Trong đó, tập đoàn này đã nộp 4.360 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, 1.762 tỷ đồng thuế tiêu thụ đặc biệt, 1.047 thuế thu nhập cá nhân, 1.008 tỷ đồng thuế VAT…
Đáng chú ý, riêng khoản tiền sử dụng đất, thuê đất, nghĩa vụ hợp đồng BT tăng mạnh lên hơn 15.200 tỷ đồng, chủ yếu là từ hai dự án đại đô thị trên địa bàn tỉnh Hưng Yên mà Vinhomes – công ty con của Vingroup làm chủ đầu tư (theo dữ liệu của Cục Thống kê Hưng Yên).
Do đó, tiền thuế mà Vingroup đóng trong nửa năm qua đã gần đạt xấp xỉ con số của cả năm 2021 (đóng 26.213 nghìn tỷ đồng).

Trước đó trong khoản nộp của năm ngoái thì Vingroup chỉ trực tiếp nộp hơn 2.200 tỷ. Phần lớn nhất thuộc về công ty con Vinhomes với 12.600 tỷ. Khoản thuế tiêu thụ đặc biệt gần 5.000 tỷ đồng đóng góp vào ngân sách Thành phố Hải Phòng chủ yếu đến từ VinFast.
Nhìn chung, mức thuế tiêu thụ đặc biệt được công bố vào năm ngoái và nửa đầu năm nay phần nào thể hiện được kết quả kinh doanh tích cực của VinFast và chiến lược của tập đoàn này trong định hướng phát triển xe điện.
Còn tính đến thời điểm 9 tháng 2022, mức đóng góp vào ngân sách của Vingroup đã cao hơn, khi số liệu từ CTCP Vinhomes cho biết đơn vị đã nộp vào ngân sách 35.300 tỷ đồng trong quý III – tức thêm khoảng 20.000 tỷ đồng so với cuối quý II.
Như vậy tính từ đầu năm 2018 đến cuối tháng 9/2022, số tiền nộp ngân sách của Vingroup và các công ty con đã vào khoảng 150.000 tỷ đồng (~6,5 tỷ USD).
Năm 2022, Vingroup đặt kế hoạch doanh thu thuần là khoảng 140.000 tỷ đồng, tăng 11,4% so với thực hiện năm 2021. Kế hoạch lợi nhuận sau thuế là khoảng 6.000 tỷ đồng.
Trên sàn giao dịch, mã VIC đóng cửa phiên cuối tuần trước với mức tăng 1,27% lên 55.700 đồng/cp. Với vốn hóa 228.836 tỷ đồng, Vingroup vẫn là một trong những DN có vốn hóa lớn nhất.
Bài viết liên quan

Dự kiến khu vực tư nhân đóng góp khoảng 70% GDP của Việt Nam
15/04/2025

Kết thúc quý I, TPBank thu về hơn 2.100 tỉ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025. Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm TPBank báo lãi ấn tượng quý đầu năm. Ảnh: TPBank Theo kết quả kinh doanh quý I/2025, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) đạt hơn 2.100 tỉ đồng. Đây không chỉ là một khởi đầu tích cực, mà còn là tín hiệu cho thấy TPBank đang đi đúng hướng trong chiến lược tăng trưởng bền vững khi lợi nhuận tăng trên 15% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số ROE (tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu) tiếp tục duy trì ở mức cao 17,5%, phản ánh hiệu quả kinh doanh tốt và bền vững của TPBank. Cơ cấu nguồn thu chuyển dịch rõ nét Theo thông tin từ TPBank, tổng thu nhập hoạt động của TPBank trong quý I đạt gần 4.500 tỉ đồng. Trong đó, thu nhập từ lãi vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt 3.380 tỉ đồng. Thu nhập thuần từ dịch vụ tiếp tục là điểm sáng khi đạt 910 tỉ đồng, tăng 27% so với quý I/2024, đẩy tỷ trọng thu nhập dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động lên trên 20%, so với mức 15% cùng kỳ năm trước. Điều này minh chứng rõ nét cho chiến lược kinh doanh giảm dần sự phụ thuộc vào tín dụng của TPBank đang phát huy hiệu quả. Ngân hàng chủ động mở rộng các dịch vụ phi tín dụng như ngân hàng số, thẻ tín dụng, thanh toán điện tử, quản lý tài chính cá nhân,… nhằm đa dạng hóa nguồn thu, đồng thời giảm thiểu rủi ro và tăng tính bền vững trong kinh doanh. Song song quá trình mở rộng dịch vụ, TPBank không ngừng gia tăng hàm lượng công nghệ trong mọi sản phẩm tài chính, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và gia tăng mức độ trung thành của khách hàng. Năm 2024, ngân hàng đã có thêm hàng triệu khách hàng mới. Nhờ cơ sở khách hàng lớn mà TPBank có được nguồn vốn CASA trên 20%, giúp giảm thấp chi phí vốn và tăng hiệu quả kinh doanh. Vừa qua, TPBank tiếp tục được Decision Lab bình chọn là một trong 7 ngân hàng tốt nhất Việt Nam, nhờ uy tín thương hiệu và tốc độ chuyển đổi số mạnh mẽ. Huy động và tín dụng tăng trưởng khả quan Tổng huy động vốn quý I đạt 337.800 tỉ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ. Trong khi đó, dư nợ thị trường một đạt hơn 271.500 tỉ đồng, tăng mạnh 28% so với quý I/2024. Riêng cho vay khách hàng đạt hơn 263.100 tỉ đồng, tương ứng tăng 30% so với cùng kỳ 2024. Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng quý I đạt 3,75%, cao hơn mức trung bình ngành (2,5%; tính đến ngày 25/3). Đây là kết quả tích cực trong bối cảnh ngành ngân hàng mới bắt đầu phục hồi tín dụng. Đại diện TPBank cho biết, bên cạnh mảng cho vay cá nhân, ngân hàng tập trung vào các ngành trọng yếu, ưu tiên cấp tín dụng cho các ngành thuộc lĩnh vực ưu tiên, phù hợp với định hướng của Chính phủ và NHNN. Dư nợ tín dụng năm 2025 được kỳ vọng tăng khoảng 20%-25%, phù hợp với hạn mức được NHNN cho phép. Bên cạnh đó, TPBank liên tục ra mắt các sản phẩm tài chính số đi đầu nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân có thể tiếp cận nhanh nhất với nguồn vốn thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Với nỗ lực của mình, TPBank vinh dự được The Asian Banker trao Giải thưởng “Best Corporate Banking and Payment Initiative in Vietnam” – Ứng dụng ngân hàng số và giải pháp thanh toán tốt nhất dành cho doanh nghiệp; đồng thời lọt Top 5 đơn vị dẫn đầu với các giải pháp công nghệ tài chính dành cho doanh nghiệp, nổi bật nhờ khả năng thiết kế các giải pháp đặc thù, chuyên biệt theo ngành. Kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I là bước chạy đà tự tin để hướng tới mục tiêu khá thách thức mà TPBank đặt ra cho cả năm 2025, trong bối cảnh nền kinh tế trong nước và thế giới còn nhiều biến động khó lường.
15/04/2025

Lợi nhuận quý I vượt mốc hơn 2.100 tỉ đồng, TPBank vững bước chinh phục mục tiêu năm
15/04/2025

Tập đoàn CMC lên tiếng sau vụ tấn công mã độc ransomware Hà Lam • 15/04/2025 – 13:20
15/04/2025

Trả lời